“Khách hàng châu Phi đang trở lại mua gạo Ấn Độ do giá gần đây giảm đến mức hấp dẫn người mua. Trong mấy ngày qua, đơn hàng tăng nhanh”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Pune thuộc bang Maharashtra (miền Tây Ấn Độ) cho biết.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 5 USD lên 399 – 403 USD/tấn.
Mặc dù giá đã tăng chút ít, song gạo Ấn Độ vẫn có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới do đồng rupee yếu đi. Rupee đã giảm hơn 6% từ đầu năm đến nay, giúp tăng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo Ấn Độ trong tháng 5 tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 989.848 tấn, theo thông tin từ Chính phủ nước này.
Trong khi đó, Bangladesh sẽ hủy bỏ hợp đồng với Ấn Độ (150.000 tấn), chủ tịch Cơ quan thu mua ngũ cốc Bangladesh, Badrul Hasan, cho biết.
Thỏa thuận với Liên đoàn Marketing thuộc Tổng công ty Nông nghiệp quốc gia Ấn Độ (NAFED) đã ký hồi tháng 12 năm ngoái khi Bangladesh cạn kiệt gạo dự trữ khiến giá trong nước tăng mạnh. “Chúng tôi không có sự lựa chọn vì họ không để giao hàng đún hạn”, ông Hasan cho biết.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm đạt 430-446 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 435-438 USD/tấn cách đây một tuần.
“Lúc này giá chỉ biến động theo tỷ giá ngoại hối vì tuần này không có nhu cầu mới”, Reuters dẫn lời một thương gia Thái Lan cho biết.
Một thương gia khác cho biết thêm rằng các nhà xuất khẩu Thái Lan vẫn đang thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tuần trước ký với Philippines và dự kiến sẽ có thêm hợp đồng nữa.
“Chúng tôi nghe tin tháng tới Philippines sẽ mua thêm 250.000 tấn trong khi Indonesia dự định mua 500.000 tấn”, thương gia trên cho biết, và thêm rằng giá có thể biế động trong những tuần tới vì các nhà xuất khẩu tích cực mua vào trong khi nguồn cung giảm dần vì vào mùa mưa.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm nhẹ xuống 455-460 USD/tấn, từ mức 460-465 USD/tấn cách đây một tuần, mức cao nhất kể từ tháng 8/2014. Tuy nhiên, nhu cầu từ các thị trường như Philippines vẫn vững trong khi nguồn cung chưa tăng lên.
Cung gạo 5% tấm đã giảm từ vụ thu hoạch vừa qua vì Chính phủ chủ trương chuyển dần sang trồng lúa thơm và lúa nếp – có chất lượng cao hơn và giá tốt hơn.
Dự báo giá gạo có thể chịu áp lực giảm khi vào vụ thu hoạch tới – giữa tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
Một số thông tin liên quan
Xuất khẩu gạo Ấn Độ tháng 4 tăng 12%
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tháng 4 tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 989.848 tấn, do nhu cầu cao đối với gạo non – basmati từ các nước châu Phi.

Uzbekistan dự định giảm diện tích lúa do thiếu nước

Uzbekistan năm nay bị thiếu nước nghiêm trọng do thiếu mưa. Do đó, nước này sẽ giảm diện tích trồng lúa từ 162.000 ha xuống 94.000 ha.

Trung Quốc có thể mở cửa thị trường cho gạo non – basmati của Ấn Độ

Gạo non-Basmati của Ấn Độ có thể sẽ sỡm được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sau khi Bắc Kinh kiểm tra không thấy có sâu bệnh. Quyết định được đưa ra vài tuần sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới thăm Trung Quốc.
Philippines thông qua kế hoạch nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo hạn ngạch
Ngày 29/5, Cơ quan thu mua ngũ cốc của Philippines đã cho phép các thương nhân nhập khẩu tới 805.200 tấn gạo theo hạn ngạch hàng năm nhằm đẩy tăng nguồn cung trong nước và kiềm chế giá tăng. Gạo sẽ bắt đầu được giao vào đầu tháng 7. Theo các hướng dẫn nhập khẩu được đăng trên trang web của NFA, thương nhân được phép nhập khẩu gạo trắng 25% hoặc chất lượng tốt hơn, với mức thuế 35%. Việc vận chuyển phải được hoàn thành vào tháng 2 năm sau. Đề án hạn ngạch cụ thể của quốc gia Đông Nam Á này cho phép thương nhân nhập khẩu tới 293.100 tấn từ Việt Nam và khối lượng tương tự từ Thái Lan. Họ có thể mua tới 50.000 tấn từ Trung Quốc, 50.000 tấn khác từ Ấn Độ, và khối lượng tương tự từ Pakistan. Ngoài ra có thể sẽ mua 15.000 tấn từ Australia, 4.000 tấn từ El Salvador và 50.000 tấn từ bất kỳ quốc gia nào.
Như vậy, tổng khối lượng gạo nhập khẩu được phê duyệt trong năm nay lên 1,3 triệu tấn, gồm nửa triệu tấn Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) mua để bổ sung kho dự trữ. Do giá gạo trên thị trường nội địa tăng 7% trong năm vừa qua bởi thiếu cung, Philippines đang nỗ lực ổn định giá mặt hàng này. Tháng 4 vừa qua, lạm phát tại Philippines đã lên mức cao nhất 5 năm.

Nguồn: VITIC/Reuters