Dẫn nguồn tin từ VnExpress, ngày 18/4 lô xoài đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Lô xoài đầu tiên khoảng 8 tấn bao gồm xoài Đài Loan, xoài cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu. Tất cả được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, có truy xuất nguồn gốc tại hợp tác xã xoài Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để quả xoài vào được thị trường Hoa Kỳ là cả quá trình 10 năm đàm phán gian nan và đầy thử thách. Quả xoài phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ…
Xoài chính thức trở thành loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long.

tim duoc chia khoa vang mo canh cua ra thi truong lon

Theo UBND Đồng Tháp, để đón đầu thị trường Hoa Kỳ, tỉnh đã điều chỉnh nông dân sản xuất theo quy chuẩn, tuân theo rào cản kỹ thuật của những thị trường khó tính, tổ chức lại sản xuất, thành lập các hội quán, HTX nông nghiệp hướng đến sản xuất an toàn.
Ngoài xuất khẩu sang Hoa Kỳ, xoài Việt Nam hiện cũng đã được xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới, trong đó, thị trường chính là Trung Quốc và các thị trường khác như châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand...
Trong những năm qua, nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trái cây, ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và sự tham gia của doanh nghiệp dần dần vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2018 được xem là năm xuất khẩu trái cây thành công nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay, đạt gần 4 tỉ USD. Kết quả này đạt được nhờ người trồng trái cây trong nước đã đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Cùng với trái xoài xuất sang Hoa Kỳ, thì nhiều loại trái cây xuất sang Trung Quốc phải dùng bao bì theo quy định mới.

Nhiều loại trái cây xuất sang Trung Quốc phải dùng bao bì theo quy định mới
Theo nguồn tin Nongnghie.vn, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản vừa có công văn gửi cục BVTV và Hiệp hội Rau quả Việt Nam về thời hạn áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu của Trung Quốc. Từ 1/5, chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải có bao bì là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc.
Theo công văn nói trên, bắt đầu từ 1/1/2019, các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho Hải quan Trung Quốc. Tuy nhiên, từ đầu năm đến ngày 13/3, phía Trung Quốc đã cho thông quan 3.890 xe dưa hấu, đơn giản hóa yêu cầu về tem nhãn, bao bì, nên việc thông quan thuận lợi, không bị ách tắc.
3 điểm cần chú ý trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc của Hải quan Trung Quốc. Điểm đầu tiên là dưa hấu Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể sử dụng cách dán tem có mã truy xuất nguồn gốc lên trái dưa hoặc đóng dưa bằng bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc.
Điểm thứ hai là doanh nghiệp xuất khẩu chủ động lựa chọn sử dụng bao bì thùng giấy hoặc tem nhãn dán lên trái cây; chủ động chọn đơn vị in tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Hiện đã có 41 doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng với Tập đoàn Trung Kiểm (CCIC) là đơn vị có năng lực cung cấp lượng lớn tem nhãn cho doanh nghiệp.
Điểm thứ ba là từ 1/5/2019, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện thêm một số quy định mới đối với một số loại trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, đối với dưa hấu: không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan; yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái. Đối với mít: yêu cầu dùng giấy dai Kraft để bọc hoặc dùng bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc. Đối với chuối: yêu cầu bao bì là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc (đều phải in mã và thông tin truy xuất nguồn gốc).
Trên thị trường thế giới, sầu riêng Thái Lan bán chạy trên "chợ trực tuyến". Mùa sầu riêng ở Thái Lan bắt đầu. Theo Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, đã có rất nhiều đơn đặt hàng online kể từ đầu mùa Hè, và sầu riêng loại ngon nhất được bán cho các đại lý Trung Quốc với giá cao hơn nhiều so với bán trên thị trường nội địa (các đại lý Trung Quốc đã bắt đầu mua sầu riêng từ giữa tháng 3).

Thái[-]Lan[-]sẽ[-]gửi[-]trái[-]sầu[-]riêng[-]lên[-]không[-]gian

Sầu riêng loại A và B được cung cấp cho các đại lý Trung Quốc với giá 115 – 130 baht (3,20 – 3,62 EUR)/kg, loại C giá 90 baht (2,5 EUR), loại xô giá 120 baht, loại hảo hạng từ 135 đến 140 baht/kg.Trong khi đó loại chưa chọn được bán ở Thái Lan với giá 85 baht/kg.
Việc đặt mua sầu riêng trên Facebook và Line đã tăng cả về số lượng với chất lượng được đảm bảo và giao hàng bởi các công ty vận tải tư nhân và bưu chính Thái Lan, nhờ đó giúp tăng giá bán cũng như thu nhập cho người trồng sầu riêng.
Tại Trung Quốc cho phép nhập khẩu chuối Campuchia. Nằm trong kế hoạch gia tăng hợp tác trong chương trình Vành đai và Con đường, Trung Quốc đang chuẩn bị cho phép chuối của Campuchia được xuất khẩu sang thị trường này. Ngày 9/4/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo danh sách 5 nông trường chuối và 7 nhà máy đóng gói Campuchia đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc. Được biết, 2 bên đã đàm phán suốt 3 năm về việc xuất nhập khẩu rau quả giữa 2 nước và việc đàm phán kéo dài vì sản phẩm của Campuchia không đáp ứng được các tiêu chuẩn về thực phẩm của Trung Quốc.

Tính đến hết tháng 01/2018, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam là 5.132 tấn với kim ngạch là 2,8 triệu USD.

Đối với trái , ngày càng được ưa chuộng trên toàn cầu. Giá bơ ở New Zealand thường tăng vào đầu năm, cao nhất vào khoảng tháng 6. Tuy nhiên, mức tăng giá ở tháng 3 năm nay nhiều hơn so với mọi năm. Hiện giá khoảng 4,29 USD/200 gr, so với 3,12 USD/200 gr hồi tháng 3/2018.
Quả bơ trở thành mặt hàng khan hiếm, được yêu thích đặc biệt ở New Zealand.
Từ tháng 2/2019 tới nay, giá bơ đã tăng gấp hơn 2 lần. Trong khi đó, ở Uganda, nhu cầu bơ trong nước và quốc tế tăng mạnh đã khiến nhiều nông dân từ bỏ những loại cây khác như ngô để chuyển sang trồng bơ. Nhu cầu bơ tại thị trường này đã tăng 88,2% chỉ riêng trong năm 2016, và tiếp tục tăng những năm sau đó. Kenya cũng đang phát động chiến dịch trồng bơ để thâm nhập vào Trung Quốc và các thị trường quốc tế khác. Kenya đã xuất khẩu bơ trị giá 10 tỷ Shilling trong tài khóa 2017-18. Liên minh Châu Âu chiếm 42% tổng lượng xuất khẩu bơ của nước này, tiếp đến là Trung Đông với 28%. Bơ là loại quả quan trọng thứ 4 của Kenya, và chiếm chiếm 17% tổng xuất khẩu rau quả của nước này.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet