Điều này có thể dấy lên hy vọng kim loại quý này cuối cùng có thể thoát khỏi việc biến động trong phạm vi khá hẹp 5 năm qua, mặc dù vẫn rất khó để chắc chắn cho động lực của đợt tăng kéo dài.
Đợt tăng trong giai đoạn 2008 - 2011 cho thấy vàng giao ngay gần gấp 3 giá trị, đạt được kỷ lục 1.920,3 USD/ounce, được xây dựng trên ba trụ cột, cụ thể là nhu cầu mạnh từ các khách hàng Trung Quốc và Ấn Độ, các ngân hàng trung ương mua vào mạnh, và nhu cầu đầu tư an toàn trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Với ba yếu tố này, vàng đã có sự gia tăng vững chắc trước khi bước vào một thị trường bong bóng.
Tuy nhiên, trong khi việc mua vào của ngân hàng trung ương vẫn mạnh, hai yếu tố khác cho sự tăng giá vàng, chủ yếu là mua đầu tư theo phương Tây và nhu cầu của Ấn Độ, Trung Quốc khiêm tốn sau khi giá đạt mức cao kỷ lục tháng 9/2011.
Sự phục hồi trong kinh tế toàn cầu đã hạn chế nhu cầu trú ẩn an toàn của vàng, trong khi giá cao cản trở nhu cầu tại Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này nghĩa là vàng biến động trong phạm vi từ 1.050 USD tới 1.380 USD kể từ đầu năm 2014.
Mặc dù đợt gia tăng 11% gần đây từ mức thấp 1.159,96 USD/ounce vào ngày 16/8/2018 lên gần 1.287,5 USD/ounce vào ngày 11/1/2019, giá vàng vẫn trong phạm vi này. Nhưng có một số dấu hiệu rằng vàng có thể có một nỗ lực để với tới tầm cao của dải biến động trong những tháng tới.
Một đồng USD yếu hơn nhìn chung thúc đẩy giá vàng, đặc biệt nếu lý do đồng USD thấp hơn là dự kiến lãi suất sẽ tăng chậm lại và lo ngại càng tăng về suy thoái kinh tế. Đó là lý do Cục dự trữ liên bang Mỹ báo hiệu họ có thể kiên nhẫn với chính sách thắt thặt tiền tệ của mình.
Lo ngại về kinh tế toàn cầu cũng ngày càng tăng trong bối cảnh những dấu hiệu tăng trưởng của Trung Quốc yếu hơn do tranh chấp thương mại với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và số lượng sản xuất yếu hơn tại Châu Âu và Mỹ.
Nếu những lo ngại này kéo dài thì việc mua vàng của phương Tây để phòng hộ có thể tăng. Chắc chắn có bằng chứng cho thấy điều này đã xảy ra, với lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới đã đạt mức cao nhất 6 tháng trong tuần trước.
Những động lực trong ngắn hạn như việc đóng cửa của chính phủ Mỹ và các thị trường chứng khoán biến động nối tiếp nhau với chủ đề tăng trưởng thế giới chậm lại trong dài hạn và một loạt căng thẳng địa chính trị phía sau chính sách đối ngoại lâu dài của chính quyền Trump.
Cũng có những dấu hiệu nhu cầu tại Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới đang phục hồi, với nhập khẩu ròng qua kênh dẫn chính của Hong Kong tăng 28% trong tháng 11/2018 so với tháng trước, lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2018.
Nhập khẩu ròng tăng vọt lên 37,871 tấn trong tháng 11/2018 từ 29,633 tấn trong tháng 10/2018, theo số liệu phát hành ngày 27/12/2018 của Cục thống kê và điều tra dân số Hong Kong. Trong khi không có một bức tranh đầy đủ về nhu cầu vàng của Trung Quốc, số liệu của Hong Kong là đáng tin cậy cho một xu hướng rộng lớn hơn.
Nhu cầu vàng tại Ấn Độ cũng có thể phục hồi do quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới bước vào mùa cưới và kết thúc lễ thánh Khar, một giai đoạn xấu trong lịch Hindu, từ ngày 16/12 tới ngày 14/1, trong giai đoạn này mọi người thường tránh tổ chức cưới hỏi và mua vàng hay tài sản.
Số liệu nhu cầu trong quý 4/2018 vẫn chưa được Hội đồng Vàng Thế giới công bố nhưng số liệu quý 3/2018 cho thấy nhu cầu của Trung Quốc tăng 10% so với cùng kỳ trong năm 2017, đồng thời nhu cầu của Ấn Độ cũng tăn 10%.
Việc mua vào của ngân hàng trung ương cũng đang tăng, mua ròng 148,4 tấn trong quý 3/2018, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.
Chừng nào 3 yếu tố của nhu cầu vàng tiếp tục xuất hiện cùng nhau, và nguồn cung vẫn ổn định thì giá vàng có thể tiếp tục tăng.
Nguy cơ là nhiều tranh chấp và tranh cãi xung quanh chính quyền Trump bắt đầu được giải quyết, do đó tâm lý với kinh tế toàn cầu đang cải thiện.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet