Nguồn: Nikkei Aisia Review.

4.000 thành viên của tổ chức phải tuân thủ 7 nguyên tắc môi trường và xã hội, cũng như các tiêu chuẩn bắt buộc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng cường tính minh bạch và bền vững của nguồn cung.
Tuy nhiên, những yêu cầu khắc khe và chi phí cao để đạt được những tiêu chuẩn quốc tế này đã khiến chính quyền Indonesia và Malaysia đưa ra hệ thống chứng nhận riêng của họ: ISPO vào năm 2011 và MSPO vào năm 2013.
Những chứng nhận này yêu cầu ít nghiệm ngặt hơn, đồng thời rẻ hơn và dễ đạt được hơn nhằm cung cấp cho các hộ sản xuất nhỏ, nắm giữ khoảng 40% các đồn điền của Indonesia.
Trong khi đó, những thương lái và chủ các đồn điền lớn trong khu vực lại đang ca ngợi về những nỗ lực hướng về phát triển bền vững của họ, nhưng lại lừ đi những ảnh hưởng tiềm tàng bởi sự phẫn nộ của người tiêu dùng địa phương.
Sime Darby Plantation của Malaysia, đồn điền trồng cọ có diện tích lớn nhất thế giới, là thành viên sáng lập RSPO và tự hào về những nỗ lực mà đồn điền này đã đóng góp cho việc xây dựng dầu cọ bền vững.
Tuy nhiên, khi được hỏi ý kiến về những tranh cãi xung quanh vấn đề dầu cọ gần đây, một phát ngôn viên của Sime Darby chỉ nói rằng đây là vấn đề giữa các chính phủ.
Olam International, có trụ sở tại Singapore, nhấn mạnh những nỗ lực về phát triển bền vững trong một thông báo doanh thu gần đây. Sunny Verghese, đồng sáng lập và CEO của Olam International phát biểu rằng tập đoàn nông nghiệp này có chính sách “nói không vởi bốc lột lao động” trong ngành dầu cọ.
Vướng mắc trong việc được chứng nhận
Tuy nhiên bức tranh tổng thể vẫn chưa sáng hơn. Trong khi mỗi năm có hơn 60 triệu tấn dầu cọ được sản xuất, nhưng chỉ có 19% trong số đó đạt chứng nhận RSPO.
Vấn đề chính là chi phí để đạt được chứng nhận vẫn còn quá đắt đỏ tại một số thị trường lớn.
Dầu cọ đạt chứng nhận RSPO được bán với giá cao hơn 40 - 50 USD/ tấn so với loại dầu thông thường, đồng nghĩa với việc nếu mua số lượng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất cao, theo một phát ngôn viên tại một công ty thực phẩm Nhật Bản.
Giá thành phẩm cao hơn bởi phải chịu thêm các chi phí để đáp ứng tiêu chuẩn của RSPO. Ví dụ như các yêu cầu về khả năng truy xuất nguồn gốc, nghĩa là mọi bước thực hiện trong quy trình sản xuất phải được ghi nhận lại.
Tại Ấn Độ, thị trường tiêu thụ dầu cọ lớn nhất thế giới, dầu cọ chủ yếu được sử dụng cho bánh mì chapati và các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Phần lớn các công ty thực phẩm tại Ấn Độ, cũng như ở Trung Quốc, chú trọng vào giá cả hơn là tính bền vững.
Theo Junji Nagata, giáo sư ngành địa lý nhân văn tại Đại học Tokyo đang nghiên cứu về các đồn điền cọ dầu tại Malaysia và Indonesia, các tiêu chuẩn chứng nhận dầu cọ khắt khe kết hợp với yêu cầu phải duy trì giá thấp trên thị trường cho thấy đây không phải là dấu hiệu tốt cho quá trình phủ xanh ngành công nghiệp này trong tương lai.
“Chúng ta có thể nghĩ đến hai kịch bản trong tương lai: một là các chứng nhận ISPO và MSPO có thể trở nên phổ biến hơn, tạo nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hai là chỉ những chứng nhận nghiêm ngặt hơn RSPO tồn tại, đồng nghĩa với việc dầu cọ không được chứng nhận chỉ được sử dụng tại các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ hay Châu Phi”.
Nguồn: Cẩm Tiên/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng