Giá chè trên thế giới xu hướng giảm trong tháng, cụ thể trong phiên bán số 23 của Hiệp hội thương mại chè Coonoor khoảng 83% các loại chè được bán, Ấn Độ đã tiêu thụ với giá trung bình giảm xuống còn 93,43 USD/kg – thấp nhất từ đầu năm đến nay. Thực tế, đó là mức giá thấp nhất kể từ ngày 2/11 năm ngoái.
Các nhà sản xuất chè ở Bắc Ấn Độ đang rất lo lắng trước việc sản lượng bội thu trong vụ thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4 đã khiến giá giảm. Ngành chè Ấn Độ đang kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh cho vụ mùa thứ hai được hỗ trợ bởi chất lượng tốt hơn và nhu cầu tốt. Nguồn cung từ vụ thứ hai sẽ bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào tháng 6, thường là chè có chất lượng cao cấp nhất và có giá tốt hơn. Cùng với sự sụt giảm sản lượng ở Kenya và sản xuất tương đối trì trệ ở Sri Lanka, ngành chè Ấn Độ hy vọng rằng giá sẽ có chiều hướng đi lên.

Sản lượng chè đen tăng ở Ấn Độ đã giúp tổng sản lượng toàn cầu tăng 3,31% tính đến thời điểm này trong năm nay so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu Global Tea Digest tổng hợp các dữ liệu chính thức nhận được từ các nước sản xuất khác nhau cho thấy sản lượng chè đen toàn cầu từ đầu năm đến nay đã tăng 3,31% lên tới 428,13 triệu kg, từ 414,41 mkg năm 2018.
Điều này đã trở nên khả thi vì sự gia tăng đáng kể ở Ấn Độ, tiêp theo là Kenya, bù đắp cho sự mất mát ở Sri Lanka.
Sản lượng của Ấn Độ đã tăng lên tới 188,03 triệu kg từ 180,18 triệu kg, đánh dấu mức tăng 4,36%. Kenya đã báo cáo sản lượng 106,29 triệu kg, tăng 6,55% so với 99,76 mkg đạt được trong năm 2018.
Sản lượng chè của Bangladesh đã tăng lên tới 8,34 mkg, đánh dấu mức tăng ấn tượng 59,12%. Malawi đạt mức tăng nhẹ 7,46% khi sản lượng tăng lên 28,60 triệu kg. Trong khi đó,sản lượng của Sri Lanka giảm 5,08% xuống 96,57 triệu kg.
Cho đến nay, Sri Lanka và Nam Ấn Độ là những khu vực duy nhất báo cáo sản lượng chè đen thấp hơn trên thị trường toàn cầu. Nhìn chung, hai khu vực này có cùng một mô hình tình huống thời tiết và thời tiết bất lợi được cho là nguyên nhân dẫn đến sản lượng thấp hơn.
Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng của Bắc Ấn đã giúp tổng sản lượng ở Ấn Độ tăng lên trên mức của năm ngoái.
Ấn Độ đang đứng đầu bảng sản xuất chè đen toàn cầu.
Tại thị trường nội địa, giá chè nguyên liệu tại Thái Nguyên nhìn chung ổn định, giá chè cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đồng/kg, chè xanh búp khô là 105.000 đồng/kg. Tại Lâm Đồng, giá chè cành ổn định ở mức 8.500 đồng/kg, tuy nhiên giá chè hạt giảm nhẹ 100 đồng/kg (trong tuần đến giữa tháng 6/2019) xuống 7.000 đồng/kg, trước đó tháng 5/2019 giá chè cành tại đây ổn định ở mức 8.500 đồng/kg, chè hạt 7.100 đồng/kg.

Về hoạt động xuất khẩu trong tháng ảm đạm, giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 1% và 0,4% với 10,5 nghìn tấn, trị giá 18,2 triệu USD.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng đạt 1726,11 USD/tấn, tăng 0,6% so với tháng 5/2019.
Trong tháng 6/2019, chè của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Pakistan, chiếm 31,49% lượng chè xuất khẩu, đạt 3,3 nghìn tấn, tị giá trên 7 triệu USD, tăng 0,79% về lượng và 4,94% về trị giá so với tháng 5/2019, nhưng giảm 19,8% về lượng và giảm 26,87% trị giá so với tháng 6/2018. Giá xuất bình quân đạt 2123,79 USD/tấn, tăng 4,94%.
Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan đạt 1,96 nghìn tấn, trị giá 3,1 triệu USD, tăng 13,77% về lượng và tăng 7,92% về trị giá so với tháng trước.
Kế đến là các thị trường Nga, Indonesia, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia….
Nhìn chung, giá chè xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 6/2019 hầu hết đều tăng trưởng, theo đó giá chè xuất sang thị trường Saudi Arabia và Philippines đều đạt ở mức cao trên 2.600 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu chè tháng 6/2019

Thị trường

T6/2019

+/- so với T5/2019 (%)*

+/- so với T6/2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Pakistan

3.321

7.053.091

0,79

4,94

-19,8

-26,87

Đài Loan

1.967

3.104.091

13,77

7,92

7,43

3,14

Nga

1.116

1.625.756

22,91

20,41

-1,85

5,08

Indonesia

780

835.731

22,45

23,95

28,93

71,38

Trung Quốc

674

1.619.134

-16,17

-4,91

-54,7

-18,05

Mỹ

603

755.598

13,99

15,25

13,35

16,57

Malaysia

356

250.259

-11,22

-15,75

22,34

13,74

Iraq

258

364.079

-1,15

-11,98

 

 

Ukraine

137

221.690

132,2

137,31

495,65

614,81

Saudi Arabia

95

248.751

-62

-60,83

90

109,07

Ấn Độ

95

111.434

-61,38

-69,17

43,94

58,47

Philippines

49

127.644

-25,76

-26,13

0

-0,11

Thổ Nhĩ Kỳ

29

55.328

-25,64

-30,6

123,08

124,04

Ba Lan

18

28.073

-21,74

-24,32

-53,85

-51,74

Kuwait

18

34.475

 

 

 

 

(*tính toán số liệu từ TCHQ)
Dự báo, tác động thị trường của chính sách thuế của Mỹ đối với chè Trung Quốc, theo ông Goggi, chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ, Mỹ không phải nước sản xuất chè nên rõ ràng không có dòng chè thương phẩm nội địa cần phải bảo vệ bằng thuế, hoặc không có bất cứ phân khúc việc làm nông nghiệp nào cần bảo vệ. Phần lớn thị trường chè tại các nước sản xuất lớn là thị trường nội địa, và thị trường nội địa sẽ hưởng lợi khi nguồn cung cho xuất khẩu giảm đi. Hơn nữa, tỷ lệ xuất khẩu chè từ Trung Quốc trên tổng sản lượng rất thấp nên nước này sẽ không chịu tác động từ chính sách tăng thuế của Mỹ.
Mỹ là nước nhập khẩu chè lớn thứ ba thế giới, nhưng các nhà cung cấp rải rác trên khắp thế giới. Trung Quốc cho tới nay là nước cung cấp chè xanh lớn nhất nhưng Argentina là nước cung cấp chè đen lớn nhất cho thị trường Mỹ. Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya đều góp thị phần lớn trong cơ cấu nhập khẩu chè của Mỹ.
Tương tự, thực trạng sản xuất – xuất khẩu chè tại Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu chè Việt Nam trên tổng sản lượng ở mức thấp và thị trường nội địa vẫn là thị trường tiêu thụ chính. Các chính sách tăng thuế nhập khẩu chè Trung Quốc trên thị trường Mỹ có khả năng không tác động mạnh tới các luồng thương mại chè hiện nay trên thế giới lẫn triển vọng xuất khẩu chè từ Việt Nam.
Nguồn: VITIC/Bộ NN&PTNT

Nguồn: Vinanet