Cụ thể, chỉ số S&P 500 giảm 0,36% sau đã tăng 5,6% trong 5 phiên liên tiếp trước đó. Cổ phiếu của 7/10 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 đồng giảm mạnh, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu công nghệ sinh học với 2,3%. Ngược lại, cổ phiếu năng lượng, vật liệu thô và công nghiệp vẫ tiếp tục tăng bởi quan điểm cho rằng USD suy yếu sẽ đẩy lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia tại Mỹ.

Ngoài ra, chỉ số Nasdaq cũng giảm 069% và Dow Jones tăng 0,1%. Có khoảng 7,6 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ trong phiên 6/10.

Chứng khoán Mỹ giảm chủ yếu do những số liệu kinh tế đáng thất vọng gần đây như báo cáo việc làm tháng 9, chỉ số PMI dịch vụ và con số thâm hụt thương mại tháng 8. Tất cả đều chứng tỏ, kinh tế Mỹ đang dần bị ảnh hưởng bởi đà tăng trưởng chậm chạp của thế giới.

Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần lượt xuống 3,1% và 3,6% trong năm 2015 và 2016. Kinh tế trưởng IMF Maurice Obstfeld nhận định: “Trong tương lai gần, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn tương đối trì trệ và không đồng đều”.

Hiện tại, thị trường Mỹ đang bước vào mùa báo cáo tài chính quý III/2015. Với những tín hiệu tiêu cực từ cả trong và ngoài nước, doanh thu của các doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 dự báo sẽ giảm 4,2% trong quý III/2015 - mức giảm lớn nhất trong 6 năm qua, theo Thomson Reuters.

Những phản ứng của thị trường đối với kết quả kinh doanh quý có thể sẽ kéo thị trường chứng khoán chạm đáy sau đợt biến động tài chính trong mùa hè, tổng giám đốc Chuck Carlson tại công ty dịch vụ dầu tư Horizon.

Nguyễn Dung

Theo Bloomberg, Reuters