1.    Nguồn cung

Trung Quốc tiếp tục là nước sản xuất tôm nuôi lớn nhất nhưng sản lượng có thể thấp hơn so với năm 2016 do vấn đề bệnh dịch tiếp diễn. Một lượng lớn tôm nuôi của nước này dùng để phục vụ nhu cầu trong nước.

Ấn Độ là nước nuôi trồng tôm lớn thứ 2 thế giới nhưng trái ngược với Trung Quốc, tôm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Sản lượng cao năm 2017 nhờ tăng diện tích nuôi trồng, tuy nhiên các bệnh (tỉ lệ chết sớm, tăng trưởng chậm…) đang diễn ra tại một số trang trại đã khiến nông dân phải thu hoạch sớm. Sản lượng tôm phản ánh tỉ lệ xuất khẩu, trong nửa đầu năm 2017 tôm xuất khẩu đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016.

Giá tôm tại các nông trại Ấn Độ tăng trong tháng 8, 9 nhưng giữ nguyên trong tháng 10 do nguồn cung dồi dào từ mùa thu hoạch mới và nhu cầu yếu từ thị trường chính là Mỹ. Nguyên nhân khác liên quan đến lệnh cấm đối với tôm của Ấn Độ từ EU28 do có kháng sinh trong sản phẩm. Phía Ấn Độ cũng đã có những động thái tích cực, tăng cường kiểm soát các trang trại, thực hiện các biện pháp nuôi trồng theo tiêu chuẩn mới và xử phạt các trang trại sử dụng thuốc kháng sinh không được phép.

Tại Việt Nam, sản lượng tôm tăng, 679 nghìn ha được sử dụng để nuôi trồng thủy sản nước lợ trong khoảng thời gian từ tháng 1-8/2017, tăng 4.2% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, mưa lớn vào tháng 8 đã làm giảm độ mặn của nước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi, khiên giá tôm tăng lên.

Tại Indonesia, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng tới sản lượng tôm. Giá tôm nguyên liệu tăng và nguồn cung cho chế biến xuất khẩu giảm.

Tại Thái Lan, tôm nuôi đã có sự phục hồi đáng kể, sản lượng tôm đã tăng khoảng 10-20% trong năm 2017 so với năm 2016.

2.    Xuất khẩu

Ấn Độ và Ecuador tiếp tục là hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng 35% và 18% trong nửa đầu năm 2017. Trong số các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam và Trung Quốc được ghi nhận có nhiều đơn hàng nhất trong nửa đầu năm 2017, trong khi xuất khẩu của Thái Lan giảm.

Với Ecuador, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu  đến từ các thị trường châu Á. 5 thị trường lớn nhất gồm: Việt Nam tăng 33%, EU28 tăng 3%, Mỹ tăng 10%, Trung Quốc tăng 38% và Hàn Quốc tăng 50%.

Việt Nam xuất khẩu 96,000 tấn tôm tới 15 thị trường khác nhau trong tháng 1-6/2017, chỉ tăng 1% so với năm 2016 (lượng xuất khẩu này bao gồm cả 580 tấn tôm xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, mặc dù con số thực có thể cao hơn nhiều do xuất khẩu tiểu ngạch qua đường biên giới). 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam gồm: Nhật Bản tăng 23%, EU28 tăng 1%, Mỹ giảm 17%, Hàn Quốc tăng 5% và Australia giảm 7%.

Xuất khẩu tôm của Thái Lan đã giảm 12% trong thời gian báo cáo, đạt khoảng 82,300 tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm giá trị gia tăng lại tăng, đặc biệt là sang Nhật Bản (tăng 12%)

Xuất khẩu tôm từ Trung Quốc tăng 7% đạt mức 87,300 tấn nhờ tăng xuất khẩu tôm giá trị gia tăng, chiếm tới ½ lượng tôm xuất khẩu của Trung Quốc.

Nguồn nguyên liệu từ Indonesia hạn chế đã khiến xuất khẩu sang khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và thị trường châu Á giảm. Xuất khẩu tôm của nước này đã giảm 18%, mức thấp nhất kể từ năm 2015.

3.    Nhập khẩu

Trong nửa đầu năm 2017, 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất gồm Mỹ tăng 8%, EU28 tăng 0.12%, Việt Nam tăng 30%, Trung Quốc giảm 11% và Hàn Quốc giảm 10%

Nhật Bản

Kinh tế tăng trưởng đã thúc đẩy nhu cầu đối tôm thô và tôm đã chế biến khiến tôm nhập khẩu tăng tại thị trường Nhật Bản trong nửa đầu năm 2017. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, lượng tôm nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm của Nhật Bản đạt 100,000 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam, Thái Lan, indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc là những nước cung cấp lớn nhất cho thị trường Nhật Bản.

Nhu cầu tôm chế biến tăng mạnh tại Nhật. Thị phần chiếm khoảng 28% trong năm 2016 đã tăng lên 30%. Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia chiếm 97% thị phần đối với nhóm hàng này.

Mỹ

Nhu cầu cao vào những tháng mùa hè, giá bán buôn ổn định đã giúp tôm nhập khẩu của Mỹ tăng 8% trong nửa đầu năm, đạt 286,800 tấn tương đương 2.75 tỷ USD. Giá trung bình tăng từ 9.06 USD/kg lên 9.61 USD/kg trong tháng 6/2017, nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu đi của đồng đô la Mỹ

Nguồn cung tăng mạnh từ Ấn Độ (tăng 59%) đã phản ánh nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh của Mỹ từ Ấn Độ. Sự tăng trưởng này cũng là kết quả trực tiếp của việc giảm thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu Ấn Độ xuống còn 0,84%, thấp hơn 2% so với kỳ kiểm tra trước đó.

Thị trường Mỹ đã suy yếu kể từ tháng 9 do ảnh hưởng của bão. Nhu cầu tiêu dùng ở các tiểu bang Texas, Louisiana, Florida và Carolinas rất thấp. Tiêu thụ tổng thể giảm mạnh. Hơn nữa, sự mất giá của đồng đô la Mỹ đã bắt đầu tác động tiêu cực đến nhập khẩu.

EU

Nhập khẩu tôm ở EU28 vẫn ổn định ở mức 323,900 tấn trong nửa đầu năm 2017. Năm thị trường hàng đầu là Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Anh và Hà Lan; tất cả đều nhập khẩu ít hơn so với cùng kỳ năm 2016.

Trong nửa đầu năm 2017, 73% lượng hàng nhập khẩu vào EU28 đến từ các nguồn ngoài EU28. Nhập khẩu giảm từ tất cả các nguồn nhưng từ Ecuador (+ 3%), Honduras (+ 33%) và Madagascar (+ 40%). Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, cũng có sự sụt giảm đáng kể 11% đối với nhập khẩu tôm chế biến từ các nước ngoài EU28, xuống còn 47,600 tấn.

Châu Á

Xu hướng nhập khẩu thấp ở hầu hết các thị trường châu Á ngoại trừ Việt Nam. Nhập khẩu tôm vào Trung Quốc, giảm 11% xuống còn 49,200 tấn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017, Canada, Argentina, Ecuador, Greenland và Ấn Độ là những nguồn cung hàng đầu.

Nhập khẩu tôm đông lạnh vào Việt Nam đã tăng 30% trong nửa đầu năm, tổng cộng Việt Nam đã nhập gần 200,000 tấn. Hầu hết các hàng nhập khẩu này sau đó được tái xuất sang Trung Quốc và chế biến cho các thị trường khác. Các nhà cung cấp hàng đầu cho Việt Nam là Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Argentina.

Tại Thái Bình Dương, nhập khẩu tôm giảm ở Australia (-7%) và New Zealand (-3%) trong suốt thời gian báo cáo. 

Lược dịch từ báo cáo của FAO

Nguồn: Vietnamexport.com