* Trong biến thiên của nền kinh tế những năm qua, đâu là điểm nhấn hay sự khác biệt của BĐS Việt Nam so với thị trường khác, thưa ông?

- Quy mô nền kinh tế các quốc gia trong khu vực khác nhau, hình thái thị trường BĐS cũng rất khác nhau.

Nếu so sánh ở một trường học, Việt Nam đã bỏ qua một vài lớp, do đã học những bài học của các nước phát triển và học một chút nữa từ Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, trong khi các nước này cũng phải học từ những nền kinh tế khác.

Việt Nam đã rút ngắn được quá trình va vấp, đã có một thị trường BĐS sôi động trong khu vực.

* Một thị trường BĐS minh bạch được Việt Nam nói đến nhiều trong thời gian qua, nhưng những diễn trên thực tế lại không cho thấy như vậy. Ông nói gì về điều này?

- Thiếu minh bạch của thị trường BĐS là việc ai cũng biết và đều học cách chấp nhận. Việt Nam đã có thị trường chứng khoán từ năm 2007, nhưng các công ty niêm yết phải có thông tin, báo cáo tài chính minh bạch hơn.

Tại Anh, những thị trường liên quan đến BĐS rất rõ ràng, tôi nghĩ Việt Nam đang hướng đến việc làm được như thế.

* Chu kỳ BĐS của Việt Nam được đánh giá là ngắn, chỉ khoảng 5 năm, theo ông yếu tố nào đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường?

- Ở các nước Âu, Mỹ, do thị trường đã phát triển nên chu kỳ thường dài hơn ở Việt Nam, diễn biến của thị trường dễ phỏng đoán hơn.

Chu kỳ BĐS của Việt Nam ngắn do chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế có diễn biến khác đi.

Thời gian qua, có rất nhiều yếu tố liên quan đến BĐS của Việt Nam nhưng tôi nghĩ GDP và chính sách là hai yếu tố chính.

GDP được cải thiện, tầng lớp trung lưu đã tăng mạnh tác động đến thị trường BĐS, nhưng chính sách BĐS của Việt Nam không phải đã quá minh bạch.

Đến nay, người mua ở Việt Nam vẫn luôn băn khoăn: Đây có phải là thời điểm tốt để mua hay không, hay giá sẽ tiếp tục giảm hoặc sẽ tăng?

Kinh doanh BĐS không giống chơi casino, không phải để ngồi đoán hay đánh cược giá lên hay xuống.

Tôi cho rằng, thị trường sẽ phát triển tốt hơn nếu có một sự rõ ràng từ những người thiết lập hệ thống chính sách BĐS, tài chính, ngân hàng.

Khi đó, người mua, người bán có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và chủ đầu tư cũng biết rõ hơn chính sách của Nhà nước và thông tin của thị trường.

* Tín dụng lĩnh vực BĐS gần đây tăng nhanh kéo theo quan ngại ngân hàng đang dẫn dắt thị trường. Ông nói gì về điều này?

- BĐS có yếu tố tương hỗ, qua lại khăng khít với những yếu tố khác của nền kinh tế, trong đó có ngân hàng.

Ở Việt Nam những năm qua, có nhiều ngân hàng lớn cấp vốn cho doanh nghiệp BĐS và cũng vướng vào vấn đề nợ xấu, cho thấy, sự thay đổi của BĐS ảnh hưởng đến ngân hàng và ngược lại.

* Ông nói gì trước một thực tế khá rõ là nguồn vốn nước ngoài vào BĐS đang tăng rất nhanh nhưng cũng kéo theo những bất cập?

- Về FDI, phải khẳng định có điểm tốt và cả điểm chưa tốt lắm. Về điểm tốt, Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn FDI đổ vào nền kinh tế nói chung và vào BĐS nói riêng là rất quan trọng và cần thiết.

Các nhà đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam vốn và kinh nghiệm. Tôi nghĩ đó là điểm quan trọng.

Chính phủ cũng đã có những quy định rất chi tiết, liên quan đến FDI. Tôi nghĩ, không có điểm nào tiêu cực từ FDI vào BĐS, chỉ có một vấn đề là mỗi một dự án vào Việt Nam đều là một khoản đầu tư và các khoản đầu tư không giống nhau.

Cho nên, phải nhìn toàn diện dự án đầu tư đó, không chỉ lợi ích kinh tế mà còn những tác động của nó đến môi trường xung quanh.

* Cảm ơn ông!

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn