Dịch ASF tại Trung Quốc lây lan một cách nhanh chóng và nghiêm trọng
Tính đến ngày 18/9, Trung Quốc đã báo cáo 20 trường hợp bùng phát dịch ASF trên 7 tỉnh trực thuộc trung ương. Dựa theo sự phân tán trên diện rộng của các trường hợp được thống kê đến thời điểm này, dường như dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, và những ổ dịch khác dự kiến sẽ tiếp tục được báo cáo.
Để ngăn chặn sự lây lan của virus, Trung Quốc đã cấm hoạt động vận chuyển động vật sống tại 7 tỉnh bùng phát dịch ASF, cũng như trên 11 tỉnh lân cận.
Trong khi hậu quả trong dài hạn vẫn chưa rõ ràng, điều chúng ta biết hiện tại là lệnh cấm vận chuyển động vật tại Trung Quốc đã gây ra sự gián đoạn đáng kể cho nguồn cung động vật hoặc/và thịt heo. Thịt heo dư thừa đang ảnh hưởng tới các thị trường vì các nhà sản xuất vội vàng đưa nguồn cung sạch vào thịt trường.
Đồng thời, giá heo tại các trung tâm đô thị, cùng với các khu vực tại miền Đông và Nam Trung Quốc, đã tăng tới 40% vì không có sản lượng có sẵn cho tiêu thụ kể từ khi lệnh cấm vận chuyển có hiệu lực.
Nếu dùng số lượng heo thiệt hại trong năm 2007 vì bùng phát hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRS, hay còn gọi là bệnh tai xanh AKA) làm chuẩn, có thể suy ra thâm hụt nguồn cung lên tới 2 – 3 triệu tấn trong những tháng sắp tới.
Một đợt bùng phát mới tại châu Âu có thể chứng tỏ sự nghiêm trọng của dịch bệnh
Hôm 13/9, xác của những con heo rừng ở miền Nam nước Bỉ được phát hiện dương tính với virus ASF, gây ra mối lo ngại nghiêm trọng. Đàn heo rừng trong khu vực rất đông đúc, và nếu dịch bệnh đã xuất hiện trong đàn, việc ngăn chặn sẽ gặp khó khăn.
Rabobank dự đoán, các quan chức châu Âu sẽ triển khai các biện pháp an ninh sinh học nghiêm ngặt, nhưng nếu những con heo rừng mang virus ASF xuất hiện tại những quốc gia định hướng xuất khẩu như Pháp và Đức, thương mại toàn cầu có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động xuất khẩu từ các đối tác thương mại châu Âu hàng đầu sẽ khiến châu Á không có nhiều lựa chọn.
Không có khu vực sản xuất heo nào có thể mãi không bị ảnh hưởng
Đối với các nhà sản xuất và chế biến Bắc Mỹ, triển vọng này mang đến lý do để vừa lo ngại vừa lạc quan. Rabobank dự báo, đối với các nhà chế biến heo Mỹ, cùng với Canada và Brazil, sự gián đoạn tại những khu vực sản xuất thịt heo chính mở ra cơ hội xuất khẩu. Đầu tiên, lo ngại của người tiêu dùng về sự sẵn có và chi phí nguồn cung thịt heo trong tương lai có thể dẫn tới tình trạng “khủng hoảng mua hàng”.
Đầu năm 2019, cơ quan này dự đoán các thị trường sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về sự phùng phát dịch bệnh và dấy lên sự cần thiết phải nhập khẩu. và phụ thuộc lớn vào các quốc gia Đông Âu để duy trì một thị trường không có dịch ASF. Nguồn cung từ Đông Âu hiện chiếm khoảng 35% xuất khẩu thịt heo toàn cầu.
Nếu virus lây lan tại châu Âu thông qua đàn heo rừng, các chuyên gia của Rabobank tin có thể nhu cầu xuất khẩu đối với thịt heo Mỹ, Canada và Brazil sẽ tăng lên đáng kể, cũng như nhu cầu lớn với các protein khác (thịt bò, thịt gà và hải sản).
Khả năng lây lan dịch bệnh tại châu Á và/hoặc châu Âu cũng dấy lên rủi ro lớn đối với các nhà sản xuất Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Những nỗ lực tìm và dập tắt tất cả những khả năng nhiễm bệnh đang được triển khai. Ví dụ, tại Mỹ, ngành công nghiệp đang hợp tác với các cơ quan y tế và thương mại động vật để đảm bảo các cửa khẩu được an toàn. Nguồn cung thức ăn chăn nuôi, bảo hộ và nhập khẩu thịt nhiễm bẩn đều đang được kiểm soát kĩ lưỡng.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Rabobank tin các quốc gia phụ thuộc nhập khẩu sẽ bắt đầu dự trữ và xây dựng các nhà cung cấp không bị nhiễm dịch ASF. Điều này có thể mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu thịt heo Bắc Mỹ và Nam Mỹ, cũng như những nhà cung cấp thịt gia cầm và thịt bò toàn cầu. Cơ quan này tin Trung Quốc và những phần bị nhiễm dịch tại châu Âu sẽ cô lập và loại bỏ (những) nguồn nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, nỗ lực để xây dựng lại nguồn cung an toàn có thể sẽ mất vài tháng. Đồng thời, người tiêu dùng Trung Quốc có thể chuyển từ nguồn cung thịt heo đắt tiền và khan hiếm sang các loại protein thay thế như thịt gà, cá thịt trắng, và ngay cả thịt bò.
Tại những khu vực sản xuất không bị nhiễm bệnh, Rabobank dự đoán việc triển khai an ninh sinh học và kiểm tra để đảm bảo tiếp cận các thị trường xuất khẩu vẫn được thực hiện. Trong khi, vẫn chưa rõ dịch ASF sẽ lây lan như thế nào trong những tháng tới, một điều rõ ràng rằng, khả năng nhu cầu gia tăng và rủi ro tiềm tàng của dịch bệnh chưa bao giờ lớn như hiện tại.
Báo cáo từ Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, tình hình dịch bệnh tại một số quốc gia đang diễn ra phức tạp:
- Tại Pháp, dịch bệnh than nghiêm trọng nhất trong vòng 20 năm qua bùng phát.
- Tại Canada, dịch tiêu chảy cấp trên lợn cùng với các lệnh kiểm soát môi trường của Chính phủ nước này khiến sản lượng thịt lợn giảm.
- Tại Hungary, dịch tả heo châu Phi (ASF) trên lợn rừng đã xuất hiện tại hai tỉnh Heves và Szabolcs-Szatmar-Berge.
- Tại Ba Lan, dịch ASF bùng phát tại 5 tỉnh (Warminsko-Mazurskie, Podkarpackie, Podlaskie Mazowieckie, Lubelskie) trên 315 con heo rừng và 162 con heo nuôi trong tổng đàn 5.440 con.
Nguồn: Lyly Cao/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng