Sau khi sụt giảm trong hai năm, giá sữa toàn cầu đã bắt đầu tăng mạnh từ giữa năm, mặc dù có gián đoạn một vài lần nhưng cho đến hiện tại mức tăng rất đáng kể so với xuất phát điểm ban đầu ở mức thấp. Kể từ khi chạm đáy, sữa bột nguyên kem hiện đã tăng khoảng 50%, bơ tăng 50-70%, phô mai lên 30-40% và sữa bột gầy là 20-30%.

 

Giá các sản phẩm sữa qua các năm (USDEC)

 

Giá trung bình quân tại các cuộc đấu giá trong 15 sự kiện gần nhất cũng đã tăng khoảng 12%, và giá sữa bột nguyên kem hiện đang chốt ở mức 3.423 đô la/tấn vào ngày đấu giá 15/11 vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2014.

 

Sau khi chạm mức 3.000 đô la/tấn vào hồi đầu tháng, sữa bột nguyên kem đã tiếp tục đà tăng giá trong bối cảnh sản lượng sữa toàn thế giới giảm.

Các chuyên gia tin rằng đây là ngưỡng giá bền vững. Tuy nhiên, mức giá sữa cũng đang đứng trước khá nhiều áp lực giảm giá, đặc biệt là trong bối cảnh vẫn còn một lượng sữa bột tồn đọng trong các kho tương đối lớn, nhu cầu về sữa hiện vẫn duy trì ở mức vừa phải và cộng với tình hình giá dầu và giá ngũ cốc thấp, với một đồng đô la Mỹ đang tăng mạnh mẽ, áp lực này được đánh giá không nhỏ.

Trong giai đoạn từ tháng Sáu đến tháng Chín, sản xuất sữa của 5 nhà xuất khẩu hàng đầu đã giảm khoảng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên kể từ 2013 trở lại đây. Trong khi đó, lượng xuất khẩu từ các nhà cung cấp này lại tăng 6%.

Điều này đã bắt đầu gây ra một vết lõm trong thặng dư, nhưng bù lại giá thanh toán cao hơn ở châu Âu và châu Đại Dương trong những tháng gần đây đã cải thiện niềm tin của các nông dân và có thể thúc đẩy mức sản xuất tốt cho năm 2017.

Giá sữa nguyên kem (WMP) và sữa gầy (SMP) tại 3 khu vực châu Đại Dương, Châu Âu và Mỹ

Trong ba quý đầu năm, nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng 16% so với năm ngoái đối với các sản phẩm từ sữa nhưng vẫn giảm 15% so với năm 2014. Hai năm trước, 60% sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc là sữa bột. Trong khi năm nay chỉ 43% lượng hàng nhập khẩu là sữa bột, ngược lại lượng tiệt trùng sữa, sữa công thức và phô mai nhập khẩu đã tăng lên mức kỷ lục.

Nhập khẩu Trung Quốc nhiều hơn chủ yếu do nguồn cung trong nước suy giảm chứ không phải từ gia tăng nhu cầu sữa. Sản xuất sữa của nước này đã giảm khoảng 2% trong năm nay, là kết quả của đợt nắng hè và giá sữa thu mua tại các trang trại giảm. Trong khi đó, nhu cầu sữa tươi lại tăng rất tốt, bởi vậy sữa dư thừa để sấy khô còn lại rất ít.

 

Tín hiệu sản xuất phát ra từ New Zealand thúc đẩy một cuộc chạy đua về sữa nguyên kem. Sản xuất sữa trong bốn tháng đầu tiên của mùa vụ (từ tháng sáu đên tháng chín) chỉ tương đương năm trước nhưng sản lượng thấp của tháng Mười vừa qua thực sự khiến lo ngại gia tăng từ phía những người mua.

Một khối lượng lớn được thực hiện thông qua đấu giá cũng phần nào khiến giá tăng, bên cạnh đó trong tháng Chín, New Zealand cũng thực hiện một lô hàng lớn cho Algeria khiến kho hiện tại gần như không còn hàng.

Tổng quan lại, nhập khẩu sữa nguyên kem của Trung Quốc đã tăng 20% trong chín tháng đầu năm, trong khi nhập khẩu từ Hồng Kông và Sri Lanka cũng đã tăng hai con số.

Ngược lại, lượng hàng trong các kho của EU khá lớn (hơn 350.000 tấn, cộng thêm 73.000 tấn trong kho tư nhân) đã giữ cho giá sữa bột gầy ổn định, kết quả là chênh lệch giá giữa sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem đang ở trạng thái lớn nhất kể từ sau khi thị trường khủng hoảng năm 2008.

Người mua cũng biết sữa bột gầy hiện rất sẵn từ Hoa Kỳ, sản xuất ở đây đã tăng 1,7% trong ba quý đầu tiên của năm và tăng 6% riêng trong quý 3.

Mexico nhập khẩu tăng 24% so với đầu năm tính đến hết tháng Tám, Philippines tăng khoảng 80% so với đầu năm tính đến hết tháng Bảy do tranh thủ giá sữa bột gầy thấp nhất trong lịch sử nên đã tranh thủ mua vào nhiều. Nhưng Algeria, Trung Quốc và Malaysia nhập khẩu sữa bột gầy ít hơn. Lượng sữa bột gầy xuất khẩu của 5 nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu đã giảm 5% trong ba quý đầu năm.

Trong tháng Chín, Úc xuất khẩu sữa bột gầy giảm 40% do giảm sản lượng sữa còn lại để làm khô xuất khẩu. Trong khi đó, xuất khẩu của EU cũng giảm 19% trong ba quý đầu năm 2016

 

Diễn biến lượng xuất khẩu của 5 nhà sản xuất lớn nhất thế giới

Diễn biến nhập khẩu của 5 nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới

 

Nguồn: Người đồng hành