Do thời tiết tại vùng các nước châu Âu không phù hợp để trồng các loại trái cây nhiệt đới, nên sản xuất các loại trái cây nhiệt đới tại châu Âu còn rất hạn chế, chỉ một số ít chuối, dứa được sản xuất tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phần lớn các loại hoa quả nhiệt đới, đặc biệt là các loại đặc sản từ các nước đều phải nhập khẩu. Đối với hoa quả, tiêu thụ của Italy và Tây Ban Nha là lớn nhất, chiếm tới 1/3 thị trường EU, nhưng sản xuất trong nước đủ đáp ứng nhu cầu nên đây không phải những thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất. Các thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất là Đức, Pháp và Anh. Ngày nay, ngày càng nhiều khách hàng châu Âu như các chuỗi siêu thị mua hoa quả trực tiếp từ nhà sản xuất. Điều này có thể đem lại cơ hội cho các công ty xuất khẩu Việt Nam giành được các hợp đồng dài hạn với mức giá cố định cho các sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

2. Nhu cầu thị trường

Theo số liệu thống kê của Eurostat, năm 2013 EU nhập khẩu 3.683.500 kg các loại quả gồm mít, me, mận và quả vải từ Việt Nam (mã HS: 08108020) đạt trên 9 triệu euro. Tính đến tháng 10/2014, EU nhập khẩu 2.610.700kg các loại quả trên đạt trên 7,5 triệu euro (mặt hàng vải thiều không có số liệu thống kê riêng).

Tại thị trường Bỉ:

Theo số liệu do Uỷ Ban Châu Âu EC cung cấp, vải thiều được thống kê chung trong mã HS 08109020 với một số loại hoa quả khác như mít, hồng xiêm, chanh leo, khế, thanh long... Xét riêng kim ngạch nhập khẩu của thị trường Bỉ với các nước ngoài EU năm 2013, nhóm sản phẩm này có giá trị nhập khẩu không lớn, khoảng 16,5 triệu euros.

Tại thị trường Italia:

Italia cũng nhập khẩu số lượng tương đối các loại quả trên từ Việt Nam. Năm 2013, Italia nhập khẩu 42.900 kg đạt 167.586 euro. Tính đến tháng 11/2014, Italia nhập 31.400 kg đạt 148.745 euro, tăng 12 % so với cùng kỳ năm 2013

Ngoài ra, Italia còn nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan. Năm 2013, Italia nhập khẩu từ Thái Lan 15.200 kg các loại trái trên, đạt kim ngạch 69.472 euro. Tính đến tháng 11/2014, Italia nhập khẩu từ Thái Lan 18.400 kg, đạt 78.624 euro, ít hơn so với nhập khẩu từ Việt Nam.

Italia là nước nhập khẩu hoa quả nhiệt đới từ các nước đang phát triển lớn thứ tư trong khu vực EU nhưng tốc độ tăng trưởng không cao như các nước khác. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả nhiệt đới từ các nước đang phát triển do nước này có quy mô thị trường lớn và tiềm năng phát triển cao. Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất từ các nước đang phát triển bao gồm: dứa (tăng 12%/năm), ổi, xoài và măng cụt (tăng 7,5%/năm). Các mặt hàng nhập khẩu phổ biến nhất từ các nước đang phát triển bao gồm: chuối (86%) và dứa (14%).

Tại thị trường Pháp

Pháp có nhu cầu tiêu thụ vải quả tập trung chủ yếu trong Cộng đồng gốc Á sinh sống tại Paris. Hầu hết vải quả được bán tại siêu thị Thanh Bình, Paris Store và Tang frers  ở Quận 13. Tất cả vải quả được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Riêng vải Việt Nam sang Pháp theo đường phi mậu dịch của tiếp viên hàng không với khối lượng nhỏ. Sản lượng tiêu thụ mấy năm gần đây khoảng 2 tấn/mùa vụ. 
Giá bán buôn khoảng 2,5 - 3 euro/kg; Giá bán lẻ 4 - 5 euro/kg.

Tại thị trường Anh:

Quả vải (tên tiếng Anh là Lychees) được xuất sang thị trường Anh theo dạng hoa quả tươi và khô hoặc đã được chế biến, đóng hộp. Tại thị trường Anh hoặc đối với sản phẩm xuất khẩu thì hải quan và người tiêu dùng tại Anh không phân biệt đó là vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà, Đông Triều hay vải thường, mà chỉ gọi chung là Lychees. Mã HS tương ứng của vải tươi và đóng hộp lần lượt là 0810902090 (tươi), 081340 (khô) và 200989 (đóng hộp). Tuy nhiên mã HS này áp dụng không chỉ dành riêng cho mặt hàng quả vải mà còn áp dụng chung cho các loại quả khác xuất khẩu từ Việt Nam sang, bao gồm me, hạt táo, mít, đu đủ, hồng xiêm (các loại quả khác như xoài, thanh long, chuối, táo… đều có mã HS riêng do kim ngạch tương đối và do cách phân loại mã HS của hải quan).

Tại Anh, quả vải tươi thường được bán trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, tại các siêu thị trong các túi/hộp khoảng 300-400gr, với giá tại siêu thị trung bình khoảng 5-7 bảng Anh/kg, tương đương khoảng 150.000-200.000 VND (giá tham khảo tại các siêu thị lớn như Tesco, Waitrose, Sainsburys). Tuy nhiên các sản phẩm này xuất xứ được phần lớn từ các nước như Mexico, Nam Phi, Madagascar, Israel, Trung Quốc, rất ít và hiếm khi có thể thấy quả vải tươi bán tại siêu thị có xuất xứ Việt Nam (có thể do trái mùa vì mùa vải tại Việt Nam rơi vào tháng 5, 6 hàng năm). Phần lớn sản phẩm quả vải còn lại là đóng hộp, ngâm trong nước đường, đã được bóc vỏ do có thể để được lâu (so với quả vải tươi). Về tình hình thị hiếu chung, tuy quả vải được đánh giá là một trong những loại hoa quả ngon nhưng không được mấy người dân bản xứ biết đến và tiêu thụ nhiều nếu so với các loại quả nhiệt đới nhập khẩu như xoài, chuối, quýt. Bên cạnh đó loại vải được bán tại Anh có vị khác với vải thiểu của Việt Nam với vị chát hơn, ít ngọt hơn, hình thức căng mọng hơn nên có thể giữ/bảo quản được lâu hơn đồng thời phù hợp với nhu cầu/thị hiếu của người tiêu dùng Anh trong ăn uống giảm cân chống béo phì.

Ngoài việc dùng để ăn ngay (với quả vải tươi) thì quả vải được người tiêu dùng Anh dùng để chế biến thành một số món ăn, ví dụ như thành phần thêm trong món Halibut có hạt điều, vải ăn với sa lát miso, hay thêm nếm trong sa lát hàu trộn cùi dừa. Trong các món ăn uống phụ khác vải cũng có xuất hiện, ví dụ như món tráng miệng vải trộn nước chanh đường (sử dụng 100% vải đóng hộp), bánh phô mai trộn thêm vải xay, dâu tây hoặc để pha nước cocktails (đôi khi vì đổi vị do cocktails dâu tây, mâm xôi, táo, lê, đào… được sử dụng quá nhiều).

Tại thị trường Hà Lan:

Theo thống kê của Eurostat, hàng năm Hà Lan nhập của Việt Nam khoảng hơn 3 triệu Euro các mặt hàng quả tươi gồm me, hồng xiêm, chanh leo, mít, khế, và vải. Tuy nhiên, mặt hàng vải của Việt Nam chưa thấy xuất hiện trong các siêu thị của Hà Lan. Các siêu thị này có bán vải tươi theo mùa nhưng là hàng Thái lan (số lượng cũng không nhiều). Vải đóng hộp cũng có bán trong siêu thị và các cửa hàng Châu Á nhưng chủ yếu xuất xứ Thái Lan.

Theo cảm quan của chúng tôi thì Vải thiều Việt nam quả tròn, to, nhiều nước và có độ ngọt hơn vải Thái bán trong siêu thị. Tuy nhiên mặt hàng này chưa vào được hệ thống phân phối của Hà Lan.

 Tại thị trường Đức:

Tại Đức, quả vải tươi xuất hiện tương đối phổ biến trong hệ thống siêu thị, tuy nhiên loại vải này không giống với quả vải xuất xứ từ Việt Nam do quả nhỏ, khô, vị không ngọt sắc. Người Đức đã quen với sự có mặt của loại quả nhiệt đới này, với lợi thế 82 triệu dân và là nền kinh tế đầu tàu của EU, đây là một thị trường rất tiềm năng với vải thiều Việt Nam.

 

Tại thị trường Nga:

Vải thiều là một loại quả nhiệt đới, người Nga ít biết đến. hay nói cách khác, cho đến nay, người Nga chưa có thói quen ăn vải thiều. Hiện nay, trên một số trang mạng ở Nga có giới thiệu về vải thiều, được ăn như thế nào và có tác dụng ra sao. Tại hệ thống cửa hàng bán lẻ vải thiều tươi xuất hiện rất ít.

Lượng hàng nhập khẩu một số loại quả tươi nhiệt đới (mã hàng: 0 810 90 2000: me, vải, mít, sake, hồng xiêm, vải thiều tươi) vào Liên minh kinh tế Á-Âu (trong đó chủ yếu vào Nga) trong những năm qua chưa nhiều. Tuy nhiên có xu hướng tăng dần. Năm 2013, so với năm 2011, tăng 246% về lượng và tăng 169% về trị giá. 

 

Nhập khẩu một số loại quả tươi, trong đó có vải thiều (mã hàng: 0 810 90 2000) của LMKT Á-Âu  giai đoạn 12’-14’

 

2011

2012

2013

11th2014

Tr. lượng (kg)

226 902

458 727

786 207

958 262

Trị giá ($)

931 164

1579 277

2508 118

2983 172

(Nguồn: Hải quan LMKT Á-Âu  )

 

Khi xuất khẩu các loại quả tươi vào thị trường Liên minh Kinh tế Á-Âu nói chung, Nga nói riêng, thuế nhập khẩu bằng không (0). Tuy nhiên, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do LMKT Á-Âu quy định và áp dụng thống nhất trong Liên minh yêu cầu khá cao.

Như trên đã đề cập, vải thiều cũng như các loại quả tươi khác, khi nhập khẩu vào các nước thành viên LMKT Á-Âu (trong đó có Nga) phải tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Liên minh. Doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với Cục Quản lý chất lượng hàng Nông, Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nắm nội dung quy định nêu trên. 

 

Tại thị trường Thụy Điển:

- Sản phẩm vải thiều đang được bày bán khá phổ biến tại các siêu thị bán lẻ tại thị trường Thụy Điển với 2 loại hình sản phẩm chính là: quả tươi và vải xy rô đóng hộp;

- Vải thiều tươi chủ yếu có xuất xứ từ Madagaxca và Thái Lan; sản phẩm vải xy rô đóng hộp chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan;

- Về chất lượng so với vải thiều tươi của Việt Nam: vải của ta có lợi thế là hạt nhỏ hơn và cùi/thịt dày hơn. Tuy nhiên, chất lượng quả vải tươi còn phụ thuộc vào phương thức thu hoạch, bảo quản và thời gian chuyên chở. Thái Lan có lợi thế hơn ta trong việc xuất khẩu rau củ quả tươi vào Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung vì họ có đường vận tải hàng không (airfreight) thường xuyên và trực tiếp từ Bangkok đi Stockholm và các quốc gia Bắc Âu lân cận;

  -  Số lượng nhập khẩu vải thiều và sản phẩm vải thiều đóng hộp vào Thụy Điển hiện còn khiêm tốn; Cơ quan thống kê Thụy Điển (trang www.scb.se) hiện không thống kê số liệu nhập khẩu riêng cho mặt hàng vải thiều mà thống kê gộp chung vào với các sản phẩm quả nhập khẩu khác như: quả me, mận, mít, chanh leo (mã CN 08109020). Trong 10 tháng đầu năm 2015, Thái Lan đã xuất khẩu vào Thụy Điển gần 2,8 triệu Cuaron Thụy Điển (tương đương 400.000 USD) các loại quả tươi thuộc mã hàng hóa này, trong đó có bao gồm vải thiều; 

- Giá bán lẻ vải thiều tươi (nguyên quả) bình quân tại một số siêu thị bán lẻ vào khoảng 55 - 60 Cuaron Thụy Điển/kg (tương đương 7 USD/kg).

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vải thiều tại thị trường Thụy Điển và khu vực Bắc Âu là hiện thực, xu thế tiêu thụ có thể gia tăng do hiệu ứng lan tỏa từ khu vực tiêu dùng người nhập cư và người Thụy Điển đi du lịch nước ngoài trở về, ngoài ra khi Hiệp định FTA EU - Việt Nam (EVFTA) được ký kết thực hiện, ta sẽ có thêm điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm rau củ quả như vải thiều.

Là các thành viên của khối EU, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác đang áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật theo các quy định chung của khối này. Đối với sản phẩm vải thiều là các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch SPS trong đó có kiểm dịch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (peticides) trong các sản phẩm vải thiều nhập khẩu (trang http://exporthelp.europa.eu).

Tại thị trường Séc:

Nói chung vải thiều tươi không thấy bán trong các siêu thị của Séc, cũng không phải là loại trái cây quen thuộc tại đây. Vào mùa vải, chỉ đôi khi thấy xuất hiện vải quả tại một số ít nơi cửa hàng bán lẻ của người Việt nhập tiểu ngạch. Tại một số cửa hàng tạp hóa do người Việt bán cũng thấy vải thiều dạng đồ hộp, nhưng số lượng và chủng loại không đáng kể. Từ trước đến nay chưa có lần nào khảo sát mức nhu cầu, thị hiếu và khả năng tiêu thụ sản phẩm này. 

Qua tìm hiểu tài liệu: Theo số liệu của Cục Thống kê Séc thì không có mục riêng cho sản phẩm Vải thiều (Lici) tươi, nhưng có xuất hiện tên hàng nằm chung trong nhóm gồm 4 mặt hàng là: me, mít, táo (ta), vải quả (Mã nhóm hàng: HS 08109020), do đó không bóc tách tính riêng ra được số lượng nhập và giá trị nhập.

          Bảng 1. Tổng hợp nhóm mã HS 08109020 của 4 mặt hàng

STT

THỜI GIAN /GIAI ĐOẠN

SỐ LƯỢNG (kg)

TRỊ GIÁ (USD)

01

11 tháng đầu năm 2014

61.011

234.000

02

2013

109.794

294.000

03

2012

198.818

459.000

04

2011

236.621

549.000

          Ghi chú: Trên đây là số liệu thống kê chính thức của Cục Thống kê Cộng hòa Séc, thời điểm đăng đầu tháng 1/2015, số liệu nhập khẩu chính ngạch;

Tại thị trường Áo:

Trên thị trường của Áo, thấy xuất hiện vải có xuất sứ từ Srilanca (không thấy có vải của nước khác như Việt Nam hoặc Trung Quốc), nhưng thường trái vụ, roi vào khoảng tháng 9 hàng năm. Vải thiều Srilanca trên nhãn ghi sản phẩm chất lượng tại hội chợ của Đức.

Áo không có cảng biển, vì vậy phần lớn hàng nông sản phải nhập qua cửa khẩu của nước khác (Hà Lan và Đức), từ đây phân phối vào Áo. Các rào cản kỹ thuật liên quan đến nhập khẩu nông sản, chủ yếu do nước nhập đứng ra giải quyết theo quy định chung của Châu Âu. Khi có vấn đề phát sinh liên quan đến an toàn thực phẩm, theo điều tra của thương vụ, các đầu mối phân phối trực tiếp giải quyết với các nơi tiêu thụ (như thu hồi lại sản phẩm, đến bù cho người tiêu dùng..)

Giá bán trái vải Srilanca trên các siêu thị khoảng 6 EUR/kg. Theo đánh giá, giá trên đây phải là giá chở bằng tàu biển, có khả năng bảo quản lâu. 

 

Tại thị trường Hà Lan:

Theo thống kê của Eurostat, hàng năm Hà Lan nhập của Việt Nam khoảng hơn 3 triệu Euro các mặt hàng quả tươi gồm me, hồng xiêm, chanh leo, mít, khế, và vải. Tuy nhiên, mặt hàng vải của Việt nam chưa thấy xuất hiện trong các siêu thị của Hà Lan. Các siêu thị này có bán vải tươi theo mùa nhưng là hàng Thái Lan (số lượng cũng không nhiều). Vải đóng hộp cũng có bán trong siêu thị và các cửa hàng Châu Á nhưng chủ yếu xuất xứ Thái Lan.

Theo cảm quan của chúng tôi thì Vải thiều Việt Nam quả tròn, to, nhiều nước và có độ ngọt hơn vải Thái bán trong siêu thị. Tuy nhiên mặt hàng này chưa vào được hệ thống phân phối của Hà Lan.

Rau quả khi nhập vào EU nói chung và Hà Lan nói riêng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, và phải có chứng chỉ GLOBALGAP.

 

3.Chính sách, quy định, rào cản kỹ thuật

Vải là loại trái cây đặc biệt đang dần được ưa chuộng tại châu Âu dù lượng tiêu thụ bình quân đầu người còn hạn chế. Để đẩy mạnh xuất khẩu vải nói riêng và hoa quả tươi nói chung sang thị trường châu Âu, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý và tuân thủ chặt chẽ các quy định của EU, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (chứng nhận của Global G.A.P, VietGAP, GFSI), không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn tới mặt hàng trái cây có nguồn gốc rõ ràng. Họ có xu hướng chọn trái cây dựa vào cách thức sản xuất và trình bày sản phẩm. Bên cạnh đó,vấn đề về môi trường và xã hội cũng rất quan trọng. Phương pháp để cung cấp trái cây được sản xuất một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội là tuân thủ theo những quy định về chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc chứng nhận Fairtrade. Những chứng nhận này bao gồm việc cam kết giảm thiếu số lượng cũng như đăng kí loại thuốc trừ sâu sử dụng, cải thiện an toàn lao động và đảm bảo về giá cả.

Do vậy để đưa mặt hàng vải vào thị trường châu Âu nói chung và EU nói riêng, doanh nghiệp Việt nam cần lưu ý một số điểm sau:

-         Sản phẩm có đăng ký chứng chỉ Globalgap

-         Chất lượng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất.

-         Cần đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch để vải tươi ngon, hình thức đẹp, không bị thâm; nhất là đối với vải thời gian thu hoạch trong năm thường diễn ra rất nhanh trong vòng vài ba tuần lễ.

Nguồn: Vietnamexport