Phiên 15/7 giá bông giao tháng 7 trên sàn New York có lúc chạm mức 87,18 US cent/lb, mức cao nhất kể từ ngày 4/6/2014.
 Diễn biến giá bông thế giới
Nguồn: Bloomberg
Tính từ đầu năm tài chính (31/7/2016) tới 4/5/2017, xuất khẩu bông Mỹ tăng 76% lên mức cao nhất 6 năm. “Cung bông đã thực sự trở nên khan hiếm, và các nhà máy đang cố gắng mua đủ số lượng cần thiết”, Arlan Suderman, nhà phân tích hàng hóa thuộc INTL FCStone ở Kansas City, Missouri, cho biết. “Xuất khẩu đã tăng rất mạnh, cao hơn nhiều so với mọi tiên đoán”.
Dự trữ giảm liền 3 năm
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo giá bông xuất khẩu của Mỹ sẽ còn tăng nữa do tiêu thụ bông thế giới sẽ tiếp tục cao hơn sản lượng, khiến dự trữ bông thế giới sẽ giảm năm thứ 3 liên tiếp. “Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục thực hiện những chính sách mà đã khiến lượng dự trữ giảm mạnh trong mấy năm gần đây”, USDA cho biết. Mấy tháng qua, Trung Quốc – nước tiêu thụ bông lớn nhất thế giới - đã liên tiếp bán đấu giá bông dự trữ. Dự trữ bông thế giới năm 2017-18 dự báo sẽ giảm 2,4 triệu kiện, do tiêu thụ vượt sản lượng năm thứ 3 liên tiếp.
Sản lượng bông toàn cầu dự báo tăng gần 7% do diện tích hồi phục lên mức cao nhất 3 năm mặc dù năng suất trung bình giảm mạnh. Dự báo sản lượng sẽ tăng ở hầu như tất cả các nước sản xuất chủ chốt, nhất là Mỹ (tăng 2 triệu kiện) và Ấn Độ (tăng 1,5 triệu kiện). Sản lượng cũng sẽ tăng mạnh ở Pakistan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia, tăng khá ở Brazil, Mexico, AI Cập, Trung Á và Tây Phi và sẽ giảm ở Trung Đông và một số nước châu Phi như Chad và Tanzania.
Trong khi đó tiêu thụ bông dự báo sẽ tăng 2,3%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm marketing 2012-13, do kinh tế thế giới tăng tốc thúc đẩy nhu cầu tăng đối với bông vải sợi. Tiêu thụ dự báo sẽ tăng mạnh ở Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc và Ấn Độ, và sẽ tăng khá ở Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và một số thị trường ở Bán cầu Tây như Brazil, Mexico và Mỹ. Dự báo tiêu thụ bông sẽ giảm ở Hàn Quốc, Đài Loan và một số thị trường tiêu thụ tại Trung Đông và châu Âu.
Thương mại bông toàn cầu đã tăng nhẹ từ năm marketing 2016-17, khi nhập khẩu mạnh vào những nước tiêu thụ bông lớn như Bangladesh và Việt Nam. Do đó, tồn trữ bông cuối vụ dự kiến sẽ ở mức 87,1 triệu kiện.
Dự trữ bông tại Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh năm thứ 3 liên tiếp, với mức giảm trong năm marketing này vào khoảng 9 triệu kiện, về mức tương đương dự trữ năm 2015. Tuy nhiên, lượng dự trữ của Trung Quốc vẫn còn khá cao, tỷ lệ dự trữ – sử dụng vẫn trên 100% năm thứ 6 liên tiếp. Nhập khẩu vào Trung Quốc do vậy sẽ chỉ tăng nhẹ khi Chính phủ tiếp tục bán bông từ kho dự trữ quốc gia.
Dự trữ bông thế giới đang giảm nhanh
Nguồn: USDA
Việt Nam: Nhập khẩu bông và xuất khẩu sợi tăng mạnh
Nhu cầu bông nhập khẩu vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh do nhiều yếu tố, như nhu cầu nhập khẩu sợi bông mạnh từ nhiều thị trường quốc tế, nhất là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc, và lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại với các đối tác thương mại. Ngoài ra, lĩnh vực dệt may của Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng nên xu hướng tăng nhập khẩu bông sẽ còn tiếp diễn trong ngắn và trung hạn.
USDA Post ước tính nhập khẩu bông vào Việt Nam năm marketing 2016-17 sẽ tăng 15% so với năm trước lên 1,15 triệu tấn (tương đương 5,27 triệu kiện) và tiếp tục tăng lên 1,26 triệu tấn trong năm 2017-18 (tăng 10%) do diện tích trồng bông trong nước tiếp tục giảm mạnh khiến tỷ lệ phụ thuộc vào bông nhập khẩu lên tới 100%. Những nước cung cấp bông chính cho thị trường Việt Nam là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Australia và Bờ Biển Ngà, chiếm tổng cộng 70% - 80% lượng cung bông trên thị trường Việt Nam. Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp bông chủ chốt cho Việt Nam, chiếm 42% năm 2015-16, tăng lên 44% năm 2016-17 và dự báo đạt 46% năm 2017-18. Hiện các nhà nhập khẩu bông Việt Nam đang tìm tới các nguồn cung cấp khác trong đó có Argentina và các nước châu Phi nhưng khối lượng chưa nhiều.
 Nhập khẩu bông vào Việt Nam tăng nhanh 
Nguồn: USDA
Tính từ đầu năm marketing 2016-17 tới nay, nhập khẩu bông vào Việt Nam liên tiếp tăng với tốc độ khá cao, cả về khối lượng và trị giá.
 Bảng: Nhập khẩu bông hàng tháng vào Việt Nam 
ĐVT: Khối lượng: Nghìn tấn; trị giá: triệu USD
 Nguồn: Tổng cục Hải quan
Phần lớn bông nhập khẩu được dùng sản xuất sợi bông, trong đó khoảng 80% (HS 5205 & 5206) được xuất khẩu, phần còn lại được sản xuất thành sợi và các sản phẩm khác (chỉ, len…) dùng tiêu thụ nội địa. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam bởi chính sách của Trung Quốc là tăng cường nhập khẩu sợi Việt Nam để giảm nhập khẩu bông từ Ấn Độ và Pakistan.
 Hình: Xuất khẩu sợi của Việt Nam sang Trung Quốc 
ĐVT: Nghìn tấn
 Nguồn: USDA Post, Atlas
Về giá cả, giá nhập khẩu bông trung bình vào Việt Nam đã giảm xuống 1,5 USD/kg vào tháng 4 và 5/2016, thấp nhất trong vòng 5 năm, nhưng kể từ tháng 6/2016 giá tăng trở lại và liên tiếp tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2017 lên mức 1,79 USD/kg vào tháng 3/2017.
Bảng: Giá bông nhập khẩu vào Việt Nam


 ĐVT: USD/kg
Nguồn: USDA/Hải quan VN, Vietcombank
Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam trong nhiều năm liền, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt khiến tăng trrưởng xuất khẩu của ngành mấy năm qua chậm lại đáng kể, từ mức tăng 20,9% năm 2014 xuống chỉ khoảng 5% năm 2016 và dự kiến khoảng 6% -8% năm 2017.
Nguồn: Vân Chi/CafeF, Trí thức trẻ