"Giấc mơ" lần nữa quay trở lại
Ngoài những hoạt động cá nhân này, Lễ hội này là dịp củng cố sự tăng trưởng đáng kể của ngành cà phê ở Lào và khát vọng của một quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé để trở thành một người chơi quan trong trong lĩnh vực này bất chấp những thách thức còn tồn tại. 
Các số liệu tổng hợp dù nhỏ nhưng ngày càng tăng trưởng. Xuất khẩu cà phê của Lào đạt 74 triệu USD trong sáu tháng đầu năm 2017, tăng 50 triệu USD so với cùng kỳ năm 2016. Hiệp hội cà phê Lào dự đoán giá trị xuất khẩu cà phê của Lào dự kiến vượt 112 triệu USD trong năm 2017 năm tài chính, tăng 3% so với năm trước. 
Mặc dù Hiệp hội đã không tiết lộ con số mới nhất, rõ ràng là Lào đang xuất khẩu cà phê nhiều hơn ra thế giới bên ngoài so với trước đây, và đó là điều đang được khuyến khích. 
Vai trò của cà phê tại Lào không còn xa lạ. Trang trại cà phê đầu tiên của Lào được hình thành trong thời kỳ Pháp thuộc vào đầu thế kỷ 20. Tuyên nhiên, nhiều thập kỷ chiến tranh và ném bom đã phá hủy ngành công nghiệp cà phê mới ra đời. 
Cao nguyên Bolaven ở tỉnh Champasak, nơi hầu hết cây cà phê được trồng, cũng bị phá hủy bởi những quả bom thời đó. Điều này đã khiến các trang trại cà phê ở Lào trở thành những nhà sản xuất nhỏ lẻ, cá nhân kém cạnh tranh về việc mang các thiết bị và kỹ thuật canh tác mới nhất vào sử dụng. Có khoảng 15.000 - 20.000 nông dân sản xuất nhỏ quanh Cao nguyên Bolaven. 
Mặc dù vậy, những dấu hiệu về sự thay đổi đã xuất hiện với nhu cầu ngày càng tăng từ các quốc gia láng giềng, đặc biệt là từ Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam, ví dụ, nhập khẩu khoảng 50% tổng sản lượng cà phê Arabica của Lào, tương đương 30.000 tấn, mỗi năm, và con số này đang tăng đều đặn. 
Điều này giúp chính phủ Lào nhận ra tiềm năng to lớn ngành công nghiệp cà phê mang lại nếu nó được tạo điều kiện như một sản phẩm chủ lực, điều này cũng có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Không có gì đang ngạc nhiên khi chính phủ đưa ra các biện pháp hậu thuẫn để hỗ trợ các trang trại cà phê trên toàn quốc. 
Chính sách 2 + 3 là một trong những chính sách mới nhất. Sáng kiến của chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư và chủ đất hợp tác tại các đồn điền cây công nghiệp. Theo đó, người nông dân phải cung cấp đất đai và lao động trong khi các nhà đầu tư cung cấp kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật và một thị trường sẵn sàng cho người trồng. 
Cà phê cũng được đưa vào như một phần của các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội rộng lớn hơn do Chính phủ Lào thành lập trong nỗ lực thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa mở rộng ở nước ngoài. Ví dụ, theo những sáng kiến này, Tập đoàn Dao-Heuang, một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất ở Lào, đã ký một thỏa thuận gần đây với công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thực phẩm Côn Minh Kanglin của Trung Quốc để xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép Dao-Heuang tăng doanh số bán sản phẩm cà phê của mình trên thị trường thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. 
Tìm kiếm cơ hội từ bên ngoài
Chính phủ Lào gần đây đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 2,8% trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trong năm 2018. Đối với cà phê, gồm doanh số bán hàng trong nước và xuất khẩu lên đến 137.500 tấn. 
Trong khi những thách thức vẫn còn tại, có những nỗ lực rõ ràng đang được triển khai để thực hiện những nỗ lực của chính phủ Lào trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp cà phê. Ngoài những sáng kiến từ chính phủ, nông dân cũng đang làm phần việc của họ bằng cách nỗ lực nâng cao chất lượng hạt cà phê và đa dạng hóa các loại hạt cà phê mà họ sản xuất để thu hút nhiều dạng khách hàng hơn. 
Theo Trung tâm thí nghiệm nghiên cứu cà phê ở Lào, khoảng 80% hạt cà phê được sản xuất tại Lào là cà phê Robusta trong khi phần còn lại là cà phê Arabica. Cà phê Robusta là một trong những loại hạt cà phê được trồng rộng rãi nhất trên thế giới và thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan. Điều này có nghĩa Lào vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh tế quy mô bằng cách xuất khẩu hạt cà phê có giá thấp hơn. 
Hoàng Văn Thủy, Tổng giám đốc Công ty sản xuất và cung ứng cà phê Đại Hoàng Thủy có trụ sở tại TP.HCM, cho biết công ty của ông nhập khẩu cà phê Robusta từ Lào để trộn với những loại khác nhờ giá thấp. Ngược lại, vì sản xuất cà phê Arabica có hạn ở Việt Nam, công ty cần nhập khẩu nhiều hơn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước, ông Thủy lưu ý. 
Nhận thức được nhu cầu bên ngoài này, nông dân trồng cà phê ở Lào đang gia tăng nỗ lực sản xuất thêm cà phê Arabica trong khi một số đang sản xuất hạt cà phê Kopi Luwak. Vì cà phê Kopi Luwak gồm phần hạt cà phê còn lại được thải ra ngoài sau khi một loại cầy hương châu Á hấp thụ và tiêu hóa, việc cung cấp các phiên bản có giá cao hơn bị giới hạn và được giao dịch với mức giá cao trên thị trường cà phê quốc tế. 
Chắc chắn, Lào vẫn còn một chặng đường dài để đi nếu có ý định nổi lên như một gã khổng lồ cà phê ở châu Á. Điển hình như Indonesia, một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á, đang dẫn đầu về sản xuất cà phê Kopi Luwak, và đã nhận được sự chú ý của quốc tế về mặt hàng này. Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn mạnh hơn của nền văn hóa cà phê trong những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm trong ngành. 
Lào vẫn là một nhân tố mới nhỏ nhưng kiên định trong lĩnh vực này, và là một người chơi đáng để theo dõi.
Nguồn: Lyly Cao/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng