Hiện nay, UAE đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 17 của Việt Nam. UAE là thị trường tiêu thụ quan trọng và có nhiều tiềm năng đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là điện thoại di động, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, gia vị, thực phẩm, vật liệu xây dựng, rau quả nhiệt đới.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường UAE gồm điện thoại di động, máy vi tính và linh kiện, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, hạt tiêu, thủy sản, giày dép, dệt may, vải, ngọc trai, đá quý, hạt điều, gạo, chè, sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm nhựa, đồ gỗ nội thất, giấy, trái cây, rau, thuốc lá.
Qua bảng tính toán số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong nửa đầu năm 2019 tăng vượt trội 444,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6,3 triệu USD. Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 23,79% đạt 5,7 triệu USD; Sản phẩm từ chất dẻo tăng 24,22% đạt 6,3 triệu USD; Giày dép kim loại tăng 47,14% đạt 71,67 triệu USD; Điện thoại các loại và linh kiện có trị giá xuất khẩu tăng nhẹ chỉ 3,86% đạt 2,25 tỷ. Đây cũng là nhóm hàng chiếm thị phần lớn nhất 77,68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang UAE trong nửa đầu năm 2019.
Ở chiều ngược lại, thị trường UAE cũng giảm nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam trong 6 tháng năm 2019. Nhóm hàng có trị giá xuất khẩu giảm nhiều nhất so với nửa đầu năm 2018 là sắt thép các loại với 16,99% về lượng đạt 5.775 tấn và giảm 59,72% về trị giá đạt 4,1 triệu USD; Chè giảm 65,99% về lượng đạt 993 tấn và 57,48% về trị giá đạt 544.756 USD; Hạt điều, hàng thủy sản, hàng rau quả…cũng là những mặt hàng có trị giá sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2019.
Tuy vậy, là nước có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, Việt Nam hoàn toàn có thể hợp tác một cách hiệu quả với UAE trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Việt Nam hiện đang giữ vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, hạt điều, hạt tiêu và giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp cho thị trường UAE các sản phẩm như gạo, cá, thịt, cà phê, trà, là các loại thực phẩm và đồ uống truyền thống và được ưa chuộng tại UAE. Ngoài ra, UAE cũng có thể giữ vai trò là cửa ngõ quan trọng để hàng Việt Nam vào các thị trường khác như các nước GCC, Trung Đông và Bắc Phi.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường UAE 6 Tháng/2019

Mặt hàng

6 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

2.896.925.968

 

3,38

Hàng thủy sản

 

 

30.244.128

 

 

-24,64

Hàng rau quả

 

 

17.849.744

 

 

-15,48

Hạt điều

 

 

6.485.364

-35,89

-47,55

Chè

993

544.756

-65,99

-57,48

Hạt tiêu

303

15.981.656

21,24

-8,19

Gạo

6.788

12.809.787

-0,17

-3,34

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

24.065

5.742.523

 

23,79

Sản phẩm từ chất dẻo

 

6.303.295

 

24,22

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

 

13.184.743

 

-8,16

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

12.792.082

 

3,39

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

2.019.500

 

-2,97

Hàng dệt, may

 

39.506.320

 

-15,41

Giày dép các loại

 

71.675.786

 

47,14

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

6.383.292

 

444,40

Sắt thép các loại

5.775

4.145.964

-16,99

-59,72

Sản phẩm từ sắt thép

 

2.139.306

 

14,79

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

166.972.329

 

-7,09

Điện thoại các loại và linh kiện

 

2.250.465.915

 

3,86

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

50.460.155

 

0,40

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

6.716.973

 

-35,36

Hàng hóa khác

 

174.502.349

 

 

 

                                    (*Tính toán số liệu từ TCHQ)