Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2017, Việt Nam đã xuất khẩu sang Đức 2,6 tỷ USD, tăng 8,12% so với cùng kỳ năm 2016 – đứng ở vị trí thứ 2 ở khu vực châu Âu sau Hà Lan (đạt 2,672 tỷ USD).
Tuy nhiên, với trị giá kim ngạch nhập khẩu trong cùng thời điểm là 1,231 tỷ USD, tổng trị giá kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt con số lớn nhất trong các bạn hàng của nước ta ở châu Âu (bởi kim ngạch nhập khẩu từ Hà Lan chỉ đạt hơn 271 triệu USD).
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức trên 28 chủng loại mặt hàng, trong đó điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chủ lực, chiếm 27,8% tổng kim ngạch, đạt 732,9 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ 2016, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Đức lại giảm nhẹ, giảm 0,02%. Mặt hàng đứng thứ hai về kim ngạch là giày dép các loại, đạt 394,1 triệu USD, tăng 32,64% kế đến là cà phê, tăng 20,05%, đạt 269,4 triệu USD.
Đặc biệt, giấy và sản phẩm từ giấy là mặt hàng tăng mạnh vượt trội trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Đức, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2016 tăng 140,71%. Ngoài ra, xuất khẩu một số mặt hàng khác cũng có tốc độ tăng trưởng khá như: đá quý kim loại quý và sản phẩm tăng 57,49%; sắt thép tăng 54,29%; kim loại thường khác tăng 76,23% và máy ảnh máy quay phim, linh kiện tăng 52,22%.
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm xuất khẩu sang thị trường Đức các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ 2016, số mặt hàng này chiếm tới 59% và ngược lại mặt hàng với tốc độ suy giảm chiếm 41,3% và xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh nhất, giảm 38,43%, tương ứng với 24,6 triệu USD.
Thống kê sơ bộ TCHQ xuất khẩu sang thị trường Đức 5 tháng 2017
ĐVT: USD

Mặt hàng

5 tháng 2017

5 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng

2.628.170.995

2.430.698.864

8,12

điện thoại các loại và linh kiện

732.978.421

733.112.928

-0,02

giày dép các loại

394.133.727

297.137.542

32,64

Cà phê

269.490.967

224.479.635

20,05

hàng dệt, may

258.169.281

254.220.230

1,55

máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

188.606.602

173.419.859

8,76

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

143.227.983

94.187.738

52,07

túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

71.300.071

55.582.525

28,28

Hàng thủy sản

62.169.240

73.058.546

-14,90

gỗ và sản phẩm gỗ

53.709.758

48.458.999

10,84

sản phẩm từ chất dẻo

48.365.465

44.335.275

9,09

phương tiện vận tải và phụ tùng

44.256.018

52.053.532

-14,98

sản phẩm từ sắt thép

34.255.396

38.146.247

-10,20

hạt điều

28.192.300

30.377.767

-7,19

hạt tiêu

24.618.482

39.985.415

-38,43

cao su

24.411.262

16.229.449

50,41

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

23819272

15253186

56,16

sản phẩm từ cao su

12.818.293

10.200.016

25,67

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

12.515.564

13.834.501

-9,53

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

7.992.260

6.858.433

16,53

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

4.937.641

5.396.468

-8,50

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

4.725.565

3.104.502

52,22

hàng rau quả

4.711.717

4.916.200

-4,16

kim loại thường khác và sản phẩm

4.395.429

2.494.094

76,23

sản phẩm gốm, sứ

3.912.680

5.118.827

-23,56

sản phẩm hóa chất

2.403.882

1.804.273

33,23

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.297.481

1.458.799

57,49

sắt thép các loại

1.833.689

1.188.472

54,29

giấy và các sản phẩm từ giấy

1.321.126

548.850

140,71

chè

416.219

472.187

-11,85

Ở chiều nhập khẩu, cùng thời điểm trên có 2 nhóm hàng nhập khẩu từ Đức đạt trị giá kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 516,4 triệu USD; dược phẩm 127,8 triệu USD.
Như vậy, so với cùng kỳ 2016, trị giá kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Đức tăng 8,5% tương đương 206 triệu USD; trong khi đó nhập khẩu tăng tới 16%, tương đương 170 triệu USD.

Nguồn: Vinanet