Sau 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản ở Đông Nam Á.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc).

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2017 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản đạt gần 6,4 tỷ USD, tăng 14,3% so với  cùng kỳ năm 2016.

Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản, với trị giá 1,74 tỷ USD, chiếm 27,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Tiếp đến nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 17,9%, tăng 22,8%. Đứng thứ 3 là nhóm hàng sắt thép đạt kim ngạch 574,2 triệu USD, chiếm 9%,  giảm 17,5%.

Nhìn chung hầu hết các loại hàng hóa từ Nhật Bản nhập khẩu về Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2017 đều tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng tới 122,6% về kim ngạch, mặc dù chỉ đạt gần 41 triệu USD. Bên cạnh đó nhập khẩu cũng tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Kim loại thường (tăng 85,5%, trị giá 171,5 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 80,5%, trị giá 25,5 triệu USD); hàng điện gia dụng và linh kiện (tăng 75%, trị giá 8,7 triệu USD); cao su (tăng 58,5%, trị giá 61,6 triệu USD); phương tiện vận tải khác và phụ tùng (tăng 54%, trị giá 101,7 triệu USD).

Ngược lại, nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá và than đá sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng là 99,8% và 38,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia thương mại cho rằng: Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có sự cải thiện nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ không chỉ về kinh tế, thương mại mà còn ở các lĩnh vực khác. Đặc biệt, khi một loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết sẽ là lực đẩy tạo ra dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và các đối tượng tham gia.

Hiện Việt Nam đang có hai hiệp định thương mại (FTA) lớn với Nhật Bản gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).

Theo nội dung Hiệp định VJEPA, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018.

Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018.

Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Trong vòng 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Do vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Cùng với đó, cần tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại để khai thác tốt hơn tiềm năng từ thị trường Nhật Bản và tận dụng triệt để những thuận lợi các Hiệp định mang lại.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD

Mặt hàng

5T/2017

5T/2016

+/- (%) 5T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

6.364.557.934

5.569.451.691

+14,28

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1.741.995.004

1.624.574.445

+7,23

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

1.141.549.075

929.860.556

+22,77

Sắt thép các loại

574.181.838

488.547.901

+17,53

Sản phẩm từ chất dẻo

300.724.229

240.206.589

+25,19

Vải các loại

252.366.056

233.523.764

+8,07

Linh kiện, phụ tùng ô tô

247.668.119

284.323.068

-12,89

Sản phẩm từ sắt thép

185.377.769

169.034.429

+9,67

Kim loại thường khác

171.510.503

92.480.484

+85,46

Hóa chất

166.162.833

119.164.675

+39,44

Chất dẻo nguyên liệu

161.168.197

120.108.310

+34,19

Phế liệu sắt thép

156.188.756

199.797.325

-21,83

Sản phẩm hóa chất

155.804.568

111.931.297

+39,20

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

101.724.267

66.193.709

+53,68

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

95.425.356

82.882.710

+15,13

Giấy các loại

68.494.973

54.166.341

+26,45

Cao su

61.636.938

38.893.636

+58,48

Ô tô nguyên chiếc các loại

56.408.719

124.924.628

54,85

Sản phẩm từ cao su

53.545.840

45.766.914

+17,00

Dây điện và dây cáp điện

52.139.496

42.116.405

+23,80

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

43.412.856

41.422.614

+4,80

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

40.999.891

18.420.203

+122,58

Sản phẩm từ kim loại thường khác

36.394.428

34.467.512

+5,59

Hàng thủy sản

28.474.051

25.449.660

+11,88

Điện thoại các loại và linh kiện

25.515.472

14.137.344

+80,48

Sản phẩm từ giấy

20.574.699

16.250.975

+26,61

Xơ, sợi dệt các loại

18.122.834

19.637.742

-7,71

Dược phẩm

17.188.192

14.900.725

+15,35

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

16.808.573

17.113.487

-1,78

Phân bón các loại

14.499.089

12.916.329

+12,25

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

12.235.328

13.212.563

-7,40

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

10.216.276

10.210.971

+0,05

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

9.538.308

10.799.973

-11,68

Hàng điện gia dụng và linh kiện

8.692.871

4.963.594

+75,13

Chế phẩm thực phẩm khác

8.164.272

6.310.078

+29,38

Sữa và sản phẩm sữa

6.294.661

7.011.623

-10,23

Gỗ và sản phẩm gỗ

3.283.306

2.820.990

+16,39

Quặng và khoáng sản khác

3.086.089

2.866.599

+7,66

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.291.381

2.060.109

+11,23

Than đá

24.134

39.260

-38,53

Nguyên phụ liệu thuốc lá

22.281

10.153.874

-99,78