Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2017, cả nước xuất khẩu 28.380 tấn hạt điều, thu về 273,8 triệu USD (tăng 17% về lượng và tăng 19% về kim ngạch so với tháng trước đó); đưa tổng lượng hạt điều xuất khẩu cả 4 tháng đầu năm 2017 lên 83.856 tấn điều, tương đương 788,8 triệu USD (giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 14,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016).

Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2017 đạt 9.279 USD/tấn, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ, chiếm trên 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, với 278,8 triệu USD (tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2016).

Hà Lan vượt qua Trung Quốc, vươn lên là thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, với 116,5 triệu USD (chiếm 14,8% trong kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước), tăng 34,3% so với cùng kỳ.

Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 về kim ngạch, với 106,2 triệu USD (chiếm 13,5%, tăng nhẹ 0,2%).

Nhìn chung trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt điều sang phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó kim ngạch tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: Ucraina (tăng 112,5%), Ấn Độ tăng 82%; Israel tăng 43,7%; Nga tăng 41,9%.

Ngược lại, lượng hạt điều xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Hy Lạp, Philippines và Pakistan, với mức giảm lần lượt 58,39, 39% và 32% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Mặc dù, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất về tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, nhưng hiện nay Hoa Kỳ ngày càng  siết chặt việc nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam vì an toàn thực phẩm.

Vừa qua, tại Hội nghị khách hàng Quốc tế ngành Điều 2017 tổ chức ngày 16-5 tại Bình Phước. Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Long Sơn (doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 thế giới, sau Tập đoàn Olam) cho biết: Do lo ngại rủi ro về mất an toàn thực phẩm, khách hàng Hoa Kỳ đã từ chối mua hạt điều từ nhiều nhà máy của Việt Nam sau khi kiểm tra trực tiếp - Đây là ảnh hưởng của Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ (FSMA), có hiệu lực từ tháng 9-2016, đối với ngành điều Việt Nam.

"Hiểu một cách nôm na, FSMA buộc nhà nhập khẩu Mỹ phải chịu trách nhiệm cuối cùng đến người tiêu dùng mà không thể đổ lỗi do đâu hay "bán cái" về nhà sản xuất như trước kia. Để bảo vệ mình, các nhà nhập khẩu tăng cường kiểm soát tại nước sản xuất, nếu nhà máy có rủi ro về mất an toàn thực phẩm thì có rẻ họ cũng không mua”.

Từ đó, các nhà máy này buộc phải giảm giá hoặc không thể bán hàng vào những thị trường khó tính giá cao mà chỉ có thể bán cho những thị trường giá rẻ, hiệu quả thấp. Ngay nhà máy của Công ty Long Sơn dù rất hiện đại vẫn còn vài chỗ bị đoàn kiểm tra Mỹ yêu cầu sửa. Sau khi công ty cung cấp bằng chứng đã khắc phục xong mới được đánh giá đạt chuẩn.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hạt điều 4 tháng đầu năn 2017

ĐVT: USD

Thị trường

4T/2017

4T/2016

+/-(%) 4T/2017 so với cùng kỳ

Tổng cộng

788.838.879

688.050.911

+14,65

Hoa Kỳ

278.790.083

225.178.333

+23,81

Hà Lan

116.483.038

86.709.186

+34,34

Trung quốc

106.163.665

105.939.988

+0,21

Australia

34.706.706

30.620.052

+13,35

Anh

32.397.901

26.424.852

+22,60

Canada

23.446.035

25.255.512

-7,16

Thái Lan

19.760.839

18.079.674

+9,30

Đức

18.951.842

22.065.502

-14,11

Israel

14.370.344

10.003.704

+43,65

Ấn Độ

11.632.346

6.386.443

+82,14

Nga

11.490.900

8.098.008

+41,90

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

10.810.407

7.873.262

+37,31

Italia

9.967.013

8.865.425

+12,43

Pháp

8.719.101

7.319.128

+19,13

New Zealand

7.220.547

5.546.150

+30,19

Tây Ban Nha

7.096.077

6.161.147

+15,17

Nhật Bản

6.529.015

6.113.070

+6,80

Đài Loan

4.296.853

4.009.216

+7,17

Bỉ

4.136.899

2.964.795

+39,53

Hồng Kông

3.875.745

5.701.964

-32,03

Nauy

3.022.793

2.499.121

+20,95

Nam Phi

2.492.089

2.273.854

+9,60

Pakistan

2.194.996

3.233.075

-32,11

Philippines

2.124.686

3.469.709

-38,76

Singapore

1.834.680

2.221.070

-17,40

Hy Lạp

659.700

1.585.515

-58,39

Ucraina

393.886

185.400

+112,45

 

Nguồn: Vinanet