Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 4/2017 Việt Nam nhập khẩu 34,9 nghìn tấn cao su, trị giá 84,9 triệu USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với tháng 3/2017 – đây là tháng thứ hai liên tiếp lượng cao su nhập khẩu suy giảm – tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2017 đã nhập khẩu 157,6 nghìn tấn cao su, trị giá 352,5 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 93,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam nhập khẩu cao su chủ yếu từ các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Campuchia… trong đó chủ yếu nhập từ thị trường Hàn Quốc, chiếm 19,1% tổng lượng cai su nhập khẩu, đạt 30,2 nghìn tấn, trị giá 79,8 triệu USD, tăng 17,65% về lượng và tăng 112,99% về trị giá so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai là thị trường Thái Lan, tuy đứng thứ hai về kim ngạch nhưng nhập khẩu cao su từ thị trường Thái Lan lại tăng khá, trên 100% tăng lần lượt 106,18% về lượng và tăng 192,75% về trị giá. Kế đến là thị trường Nhật Bản, tăng 16,4% về lượng và tăng 61,08% về trị giá, đạt lần lượt 18,1 nghìn tấn và 47,2 triệu USD.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, lượng cao su nhập khẩu từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 73,3% và ngược lại, thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 26,6%.

Đặc biệt, nhập khẩu cao su từ thị trường Indonesia tăng mạnh đột biến, tuy lượng nhập chỉ đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 15,9 triệu USD, nhưng vượt gấp 2,9 lần về lượng và gấp 3,1 lần về trị giá so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ thị trường Anh cũng tăng trưởng khá mạnh, trên 100% cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 108,33% và tăng 104,44%, đạt tương ứng 225 nghìn tấn, trị giá 669,4 nghìn USD. Ngược lại, nhập từ Canada giảm mạnh, giảm 58,18% về lượng và giảm 54,47% về trị giá so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thị trường nhập khẩu cao su 4 tháng đầu năm nay có thêm thị trường Myanma với lượng nhập 1,1 nghìn tấn, trị giá trên 2 triệu USD.

Thống kê TCHQ thị trường nhập khẩu cao su 4 tháng 2017

Thị trường

4 tháng 2017

So sánh cùng kỳ 2016 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

157.641

352.566.424

27,0

93,5

Hàn Quốc

30.206

79.890.507

17,65

112,99

Thái Lan

20.391

39.097.560

106,18

192,75

Nhật Bản

18.146

47.241.637

16,40

61,08

Campuchia

17.252

35.134.439

2,58

87,97

Đài Loan

14.408

31.539.069

25,76

83,41

Trung Quốc

10.719

27.317.313

58,14

99,20

Indonesia

8.278

15.914.926

191,99

216,15

Hoa Kỳ

5.308

13.339.474

96,88

122,90

Malaysia

5.024

8.265.728

-6,84

55,51

Nga

5.021

10.216.660

63,55

149,51

Pháp

1.028

3.031.377

23,26

68,59

Đức

420

1.550.583

-31,71

19,65

Anh

225

669.469

108,33

104,44

Hà Lan

94

213.558

-47,78

-51,07

Canada

23

59.461

-58,18

-54,47

Thông tin liên quan
Ngành nhựa, cao su – phải nhập khẩu 80% nguyên liệu
Hiệp hội nhựa Việt Nam và Sở Công thương TPHCM cùng cho biết, hiện ngay có đến 80% nguyên liệu trong lĩnh vực nhựa - cao su phải nhập khẩu. Trong khi đó, hoạt động sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu là do những doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Các sản phẩm của những doanh trong nước sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa, xuất khẩu rất thấp, chỉ chiếm 1,2%–1,5% tổng kim ngạch và chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu của các nhà lắp ráp.
Riêng TPHCM có khoảng 2.000 doanh nghiệp (chiếm 2/3 cả nước) hoạt động trong lĩnh vực nhựa - cao su và tập trung chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn như quận 5, 6, 11 với hình thức tổ hợp gia đình, sản xuất nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất sản phẩm gia dụng, nhựa công nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhựa - cao su sử dụng trang thiết bị đã qua sử dụng, rất hiếm doanh nghiệp có công nghệ hiện đại hoặc có thị trường xuất khẩu và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Hạn chế lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành nhựa là thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng, đổi mới công nghệ; chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh kém, trong khi giá thành cao.
Thuế suất thuế nhập khẩu cao su vào Trung Quốc năm 2017
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, thuế suất thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp và cao su hỗn hợp vào Trung Quốc năm 2017 được áp dụng tương tự như năm 2016, cụ thể như sau:
1. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (tương tự thuế suất năm 2016): Áp dụng đối với các nước được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, bao gồm các quốc gia thành viên WTO hoặc các quốc gia, khu vực có ký hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc. Cụ thể như sau:
- Mủ cao su thiên nhiên, cao su ly tâm (HS 4001.10): Thuế suất thuế nhập khẩu được tính bằng 10% giá mua hoặc 900 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 131 USD/tấn), được tính theo mức nào thấp hơn.
- Cao su tờ (HS 4001.21) và cao su định chuẩn kỹ thuật (HS 4001.22): Thuế suất thuế nhập khẩu được tính bằng 20% giá mua hoặc 1.500 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 218 USD/tấn), được tính theo mức nào thấp hơn.
- Các loại cao su thiên nhiên khác (HS 4001.29, 4001.30) áp dụng mức thuế suất 20%.
- Cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) áp dụng mức thuế suất 7,5% và cao su hỗn hợp (HS 4005) được tính mức 8%.
2. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường (tương tự thuế suất năm 2016): Đối với các quốc gia, khu vực không thực hiện quy chế tối huệ quốc, cao su thiên nhiên (HS 40.01) nhập khẩu vào Trung Quốc được áp dụng thuế suất thông thường là 40%, cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) và cao su hỗn hợp (HS 4005) là 35%.
3. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) và đáp ứng những điều kiện quy định về xuất xứ…, cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) và cao su hỗn hợp (HS 4005) từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu vào Trung Quốc được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 0%.
4. Thuế Giá trị gia tăng (VAT): đối với các mặt hàng cao su được áp dụng mức thuế suất 17%.
 

Nguồn: Vinanet