Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2016, nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam đã tăng 28,9% về lượng và 46% về trị giá so với cùng tháng năm 2015;  Tính chung 11 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu sắt thép các loại đã tăng 22,5% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so cùng kỳ (đạt 16,9 triệu tấn, trị giá 7,25 tỷ USD); tuy nhiên nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép giảm 24,5% về trị giá.

Tính chung cả năm 2016, kim ngạch nhập khẩu sắt thép ước đạt trên 8 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015 (tương ứng tăng 546 triệu USD).

Tháng 11 năm 2016, lượng sắt thép thô nhập khẩu ước đạt 466,5 nghìn tấn, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2015; lượng thép cán ước đạt 511,9 nghìn tấn, tăng 28,9% so với cùng kỳ; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 385,6 nghìn tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ.

Tính chung 11 tháng đầu năm 2016, lượng sắt thép thô nhập khẩu đạt 4.657,8 nghìn tấn, tăng 20,2% so với cùng kỳ; thép cán đạt 4.798,4 nghìn tấn, tăng 25,9% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 4.255,9 nghìn tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Các thị trường cung cấp sắt thép chính cho Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 là Trung Quốc chiếm 55,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, Nhật Bản chiếm 14,9%, Hàn Quốc chiếm 12,8% và Đài Loan chiếm 9%.

Thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam đã từng là chủ đề “nóng” xuyên suốt cả năm 2016, khi mà ngành thép trong nước đang phải khó khăn để cạnh tranh. Thép giá rẻ Trung Quốc thì “ồ ạt” tràn vào mà ngành thép trong nước nỗ lực sản xuất vẫn không tìm được đầu ra. Để cứu ngành thép trong nước, năm 2016, Bộ Công Thương đã thực hiện áp dụng các biện pháp tự vệ với các loại thép nhập khẩu. Đơn cử như việc áp thuế 23,3% với phôi thép và 14.2% với thép dài.

Ngược lại, việc xuất khẩu sắt thép của Việt Nam vào thị trường các nước ASEAN thì sụt giảm, do bị cạnh tranh gay gắt bởi thép Trung Quốc và các nước ASEAN tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, dựng rào cản liên quan đến hành chính, thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp hơn…

Theo nhận định, nhu cầu xây dựng trong nước đang ở trạng thái tốt nên lượng thép dài sản xuất và tiêu thụ vẫn giữ được sản lượng khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng mạnh về cả bán hàng và sản xuất các sản phẩm thép trong 11 tháng đầu năm 2016 cho thấy khả năng đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu về các sản phẩm thép xây dựng của các doanh nghiệp trong nước, do đó, giá bán sản phẩm thép vẫn được giữ ổn định.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu sắt thép 11 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

11T/2016

11T/2015

+/- (%) 11T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

7.254.089.003

6.792.067.145

+6,80

Trung Quốc

4.013.854.702

3.768.014.639

+6,52

Nhật Bản

1.082.240.097

1.156.851.026

-6,45

Hàn Quốc

930.966.697

962.941.271

-3,32

Đài Loan

655.745.715

556.416.827

+17,85

Nga

160.443.306

6.733.840

+2282,64

Ấn Độ

98.964.374

64.458.660

+53,53

Thái Lan

83.196.157

50.519.674

+64,68

Malaysia

49.649.915

37.435.326

+32,63

Australia

27.623.587

28.868.585

-4,31

Indonesia

17.252.794

33.132.303

-47,93

Đức

11.204.484

8.348.178

+34,21

Hoa Kỳ

9.660.379

12.221.730

-20,96

Thuỵ Điển

8.050.816

9.001.348

-10,56

Braxin

7.602.904

22.913.451

-66,82

Nam Phi

7.587.359

5.014.189

+51,32

Bỉ

6.559.786

4.876.350

+34,52

Singapore

6.071.330

9.790.930

-37,99

Phần Lan

6.004.469

5.951.198

+0,90

Hồng Kông

5.710.554

3.548.516

+60,93

Italia

4.733.726

7.903.160

-40,10

Pháp

3.318.819

3.489.724

-4,90

NewZealand

3.065.666

2.104.459

+45,67

Ba Lan

2.844.066

1.464.357

+94,22

Hà Lan

2.684.922

3.625.354

-25,94

Áo

2.531.071

6.609.012

-61,70

Tây Ban Nha

2.003.603

3.879.988

-48,36

Mexico

1.490.362

1.055.164

+41,24

Philippines

1.194.807

856.933

+39,43

Ả Rập Xê Út

1.187.613

-

 

Anh

1.098.769

1.957.497

-43,87

Thổ Nhĩ Kỳ

1.045.863

1.275.521

-18,01

Đan Mạch

383.150

126.103

+203,84

Canada

242.934

256.400

-5,25

Ucraina

238.552

348.457

-31,54

 

Nguồn: Vinanet