Tỷ trọng mặt hàng mực và mặt hàng bạch tuộc đang gần ở mức tương đương nhau. Tuy nhiên, XK cả 2 mặt hàng mực và bạch tuộc đều sụt giảm trong quý 1/2016. Quý 1/2016, giá trị XK mực vẫn chiếm tỷ lệ 51,5% trong cơ cấu XK mực, bạch tuộc. Trong quý đầu năm nay, cả 2 mặt hàng mực và bạch tuộc đều sụt giảm, trong khi cùng kỳ năm ngoái tỷ lệ sản phẩm bạch tuộc tăng mạnh trong cơ cấu XK của các DN Việt Nam. Trước đây, tỷ lệ mực bao giờ cũng cao hơn hẳn so với bạch tuộc nhưng tỷ trọng giữa 2 mặt hàng này đang gần tương đương nhau trong một năm trở lại đây. Quý 1/2016, giá trị XK bạch tuộc chiếm 48,5% tỷ trọng trong cơ cấu XK mực, bạch tuộc.

Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang 50 thị trường, tăng 5 thị trường so với cùng kỳ năm 2015. Cả 3 thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Asean và Nhật Bản đều sụt giảm NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam.

Quý 1/2016, Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang 50 thị trường. Top 9 thị trường chính gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, EU, Trung Quốc và Hong Kong, Mỹ, Đài Loan, Australia và Nga chiếm đến 98,3% tổng giá trị XK. Tuy nhiên, Israel đã ra khỏi top 9 và Nga thay vào vị trí này. Tỷ trọng của quý 1/2016 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2015.

XK mực, bạch tuộc sang cả 3 thị trường NK hàng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản và Asean đều giảm, trong đó giảm mạnh nhất là Hàn Quốc 12,4%, tiếp đến là Nhật Bản giảm 2,2% và Asean giảm 0,9%. Tuy nhiên, XK sang một số thị trường cũng tăng mạnh mặc dù tỷ trọng của thị trường này chỉ chiếm khoảng trên 1%, như Australia tăng 110,2% và Đài Loan tăng 56,4%.

Đáng chú ý nhất trong quý này là thị trường EU. EU hiện là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 13,7% tỷ trọng. XK mực, bạch tuộc sang EU trong 3 tháng đầu năm nay đạt giá trị 11,15 triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng sản lượng mực ống và mực nang tiêu thụ tại thị trường EU ước tính khoảng 300-330.000 tấn, trong đó trên 50% được tiêu thụ ở Tây Ban Nha và Italy. Mặc dù, Tây Ban Nha có mức tiêu thụ bình quân mực ống và mực nang trên đầu người lớn nhất nhưng Ý lại là thị trường tiêu thụ nhiều nhất. Mực nang và mực ống đông lạnh chủ yếu được bán tại các kênh bán lẻ thực phẩm. Fishmongers hầu như không bán sản phẩm đông lạnh, nhưng họ lại tập trung nhiều vào thủy sản tươi và hun khói.

Nguyên liệu mực trong nước vấn tiếp tục khan hiếm nên các doanh nghiệp vẫn phải NK từ nhiều nước trên thế giới. NK nguyên liệu từ các nước trên thế giới tăng mạnh trong quý đầu năm nay. Trong quý 1/2016, các DN Việt Nam NK mực, bạch tuộc từ 17 nước trên thế giới, với giá trị đạt 8,67 triệu USD, tăng 62,8% so với cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý là Indonesia là nước cung cấp mực, bạch tuộc nhiều nhất cho Việt Nam và đây cũng là nước có mức tăng trưởng mạnh nhất, 985,6% đạt 2,35 triệu USD, trong khi năm ngoái Argentina là nước có mức tăng trưởng mạnh nhất. Tuy nhiên, trong quý đầu năm nay, Việt Nam lại không NK mực, bạch tuộc từ Argentina mặc dù tỷ trọng NK từ nước này chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng giá trị NK mực ,bạch tuộc của Việt Nam.

Nguồn: vasep.com.vn