Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, than các loại chiếm thị phần lớn nhất 16,31% đạt 661,16 triệu USD với khối lượng 11,26 triệu tấn. Nhóm hàng này có mức tăng trưởng khá cả về lượng và kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu từ Indonesia trong 9 tháng đầu năm 2019.
Đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu là nhóm ô tô nguyên chiếc các loại với 10,98% đạt 445,20 triệu USD. Mặc dù không dẫn đầu, nhưng nhóm hàng này lại tăng mạnh mẽ về cả lượng 388,17% và trị giá 294,53%. Tiếp đến là nhóm sắt thép các loại tăng 105,62% về lượng đạt 182.096 tấn và tăng 191,48% về kim ngạch đạt 282,55 triệu USD.
Nhóm bông các loại tuy chiếm tỷ trọng nhỏ 0,28% nhưng cũng có mức tăng mạnh cả về lượng và trị giá lần lượt là 181,38% và 145,30% so với cùng kỳ.
Bên cạnh những nhóm hàng tăng thì Indonesia cũng giảm xuất khẩu một số nhóm hàng sang Việt Nam trong giai đoạn này như: Hóa chất (-31,41%); chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh (-38,5%); thuốc trừ sâu và nguyên liệu (-24,79%); sản phẩm từ sắt thép (-30,85%); sản phẩm từ kim loại thường khác (-28,65%).

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Indonesia 9 tháng/2019

Mặt hàng

9 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

4.054.603.000

 

19,57

Hàng thủy sản

 

 

82.361.753

 

 

22,37

Hạt điều

20.433

34.134.555

29,17

9,98

Dầu mỡ động thực vật

 

 

155.570.287

 

 

-23,82

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

 

67.993.115

 

5,56

Chế phẩm thực phẩm khác

 

13.033.876

 

3,96

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

64.738.630

 

-7,39

Nguyên phụ liệu thuốc lá

 

40.800.135

 

164,26

Than các loại

11.269.427

661.168.951

43,72

18,59

Khí đốt hóa lỏng

22.208

11.692.013

4,87

-5,46

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

 

6.835.425

 

34,14

Hóa chất

 

119.135.156

 

-31,41

Sản phẩm hóa chất

 

77.017.058

 

0,81

Dược phẩm

 

27.180.716

 

35,08

Phân bón các loại

166.755

47.591.866

16,09

18,11

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

 

25.528.357

 

-38,50

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

 

9.356.685

 

-24,79

Chất dẻo nguyên liệu

78.702

94.327.784

-0,75

-6,23

Sản phẩm từ chất dẻo

 

24.987.785

 

-7,85

Cao su

16.516

35.150.658

-22,10

-5,36

Sản phẩm từ cao su

 

9.218.463

 

4,13

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

17.369.048

 

24,13

Giấy các loại

193.392

155.626.029

-14,78

-18,77

Sản phẩm từ giấy

 

9.895.279

 

6,65

Bông các loại

10.566

11.513.661

181,38

145,30

Xơ, sợi dệt các loại

45.506

89.400.307

1,03

9,15

Vải các loại

 

47.717.548

 

3,24

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

42.523.485

 

-5,58

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

15.892.275

 

-22,82

Sắt thép các loại

182.096

282.557.059

105,62

191,48

Sản phẩm từ sắt thép

 

17.555.255

 

-30,85

Kim loại thường khác

37.407

175.835.450

28,76

8,23

Sản phẩm từ kim loại thường khác

 

4.599.048

 

-28,65

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

208.894.107

 

6,64

Hàng điện gia dụng và linh kiện

 

39.539.952

 

2,32

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

160.308.208

 

1,23

Dây điện và dây cáp điện

 

23.658.118

 

35,87

Ô tô nguyên chiếc các loại

31.892

445.204.360

388,17

294,53

Linh kiện, phụ tùng ô tô

 

164.840.052

 

8,23

Hàng hóa khác

 

533.850.489

 

23,33

                                      (*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Trong quý I/2019, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước ước đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2018. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, các chuyên gia đánh giá rằng mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, công nghiệp tiêu dùng hiện vẫn còn chưa thâm nhập được vào Indonesia hoặc lượng xuất khẩu rất khiêm tốn. Trong khi đó, việc chính quyền Indonesia đặt ra nhiều yêu cầu kĩ thuật, kiểm dịch, hàng rào phi thuế quan ngày càng khắt khe đang đặt thêm nhiều rào cản cho xuất khẩu sản phẩm của nước ta vào thị trường này.
Nguồn: VITIC