Trong số rất nhiều chủng loại hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Thái Lan, thì nhóm hàng điện gia dụng và linh kiện dẫn đầu về kim ngạch, với 939,3 triệu USD (chiếm 10,7% tổng kim ngạch, tăng 35% so với năm 2015); tiếp đến máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 811,2 triệu USD (chiếm 9,2%, tăng 2%); linh kiện, phụ tùng ô tô 668,6 triệu USD (chiếm 7,6%, tăng 10,9%); ô tô nguyên chiếc 640,8 triệu USD (chiếm 7,3%, tăng 45,4%); xăng dầu 638,4 triệu USD (chiếm gần 7,3%, giảm 44,9 %); nguyên liệu nhựa 538 triệu USD (chiếm 6%, giảm 0,6 %); rau quả 410,1 triệu USD (chiếm 4,7%, tăng 98,5%).

Nhìn chung, đa số các loại hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan 8 tháng đầu năm đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó có một số nhóm hàng có mức tăng mạnh như: Phân bón (+116%), sản phẩm từ kim loại thường (+72%), ô tô nguyên chiếc (+63,8%), rau quả (+62,4%).

Các nhóm hàng nhập khẩu từ Thái Lan tăng mạnh so với năm 2015 gồm có: Phân bón (+121%), rau quả (+98,5%), sản phẩm từ kim loại thường (+83,8%), sắt thép (+68%), máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (+60%), Ô tô nguyên chiếc (+45%), thủy sản (+35%).

Ngược lại, những nhóm hàng nhập khẩu giảm mạnh so với năm 2015 gồm có: Nguyên phụ liệu dược phẩm (-63,8%), sản phẩm khác từ dầu mỏ (-52%), xăng dầu (-45%), dầu mỡ động thực vật (-44%).

Về đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến nay, các nhà đầu tư Thái Lan đã đầu tư vào 440 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 7,7 tỷ USD, đứng thứ 10/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư của Thái Lan có mặt tại Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư.

Giai đoạn Việt Nam thu hút đầu tư mạnh nhất từ Thái Lan là giai đoạn 2006-2008. Nếu như các quốc gia ASEAN trong giai đoạn này đầu tư vào Việt Nam đạt 23,3 tỷ USD, riêng Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam 5 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư từ ASEAN. Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam tập trung ở các lĩnh vực, trong đó nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Hiện nay, các nhà đầu tư quốc gia này đã đầu tư vào Việt Nam 205 dự án vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,037 tỷ USD, chiếm 87,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, dự án lớn nhất trong lĩnh vực này là dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam có quy mô đầu tư lên tới 3,77 tỷ USD.

Gần đây, bên cạnh lĩnh vực trên, nhà đầu tư Thái Lan chuyển hướng sang lĩnh vực cơ sở hạ tầng công nghiệp và lĩnh vực phân phối bán lẻ. Điển hình trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là dự án liên doanh giữa Công ty Amata VNPCL (Thái Lan) và Sonadezi Biên Hòa. Lĩnh vực bán lẻ, nổi lên dự án Công ty TNHH MM Mega market đầu tư tại Tp.HCM với quy mô vốn 36 triệu USD.

Việt Nam được coi là địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực của chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan. Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam thu hút FDI từ đất nước này.

Theo đó, Thái Lan và Việt Nam gần về địa lý, tương đồng về văn hóa. Chính phủ hai nước cũng đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác đầu tư nên đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư vào ngày 7/2/1992. Do vậy, các nhà đầu tư Thái Lan không gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam... Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nước này đầu tư vào Việt Nam.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu từ Thái Lan năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

Năm 2016

Năm 2015

+/-(%) Năm 2016 so với năm 2015

Tổng kim ngạch

8.795.618.702

8.283.968.745

+6,18

Hàng điện gia dụng và linh kiện

939.305.806

695.562.117

+35,04

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

811.220.682

796.074.533

+1,90

Linh kiện, phụ tùng ô tô

668.623.143

602.830.933

+10,91

Ô tô nguyên chiếc các loại

640.752.148

440.554.354

+45,44

Xăng dầu các loại

638.403.948

1.158.195.194

-44,88

Chất dẻo nguyên liệu

538.046.076

541.294.086

-0,60

Hàng rau quả

410.132.602

206.666.605

+98,45

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

398.450.666

305.202.800

+30,55

Hóa chất

255.799.799

296.512.542

-13,73

Sản phẩm hóa chất

219.496.370

198.045.763

+10,83

Sản phẩm từ chất dẻo

218.764.008

186.337.981

+17,40

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

211.233.581

208.739.390

+1,19

Vải các loại

206.487.677

211.646.521

-2,44

Giấy các loại

173.020.872

158.434.491

+9,21

Sản phẩm từ sắt thép

156.425.553

164.682.080

-5,01

Xơ, sợi dệt các loại

102.499.397

107.096.218

-4,29

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

98.282.299

104.114.137

-5,60

Sắt thép các loại

97.741.630

58.229.745

+67,86

Gỗ và sản phẩm gỗ

91.035.750

91.029.456

+0,01

Kim loại thường khác

89.374.090

84.787.707

+5,41

Dược phẩm

88.411.262

72.011.862

+22,77

Sản phẩm từ giấy

83.306.882

84.232.255

-1,10

Sản phẩm từ cao su

70.225.109

73.734.156

-4,76

Sữa và sản phẩm sữa

69.828.688

70.953.461

-1,59

Dây điện và dây cáp điện

69.122.358

70.860.457

-2,45

Sản phẩm từ kim loại thường khác

68.155.400

37.072.313

+83,84

Quặng và khoáng sản khác

62.210.367

71.733.560

-13,28

Cao su

60.678.283

48.352.075

+25,49

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

60.238.859

80.704.430

-25,36

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

49.135.646

41.190.540

+19,29

Chế phẩm thực phẩm khác

44.967.301

41.273.498

+8,95

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

41.213.166

36.155.963

+13,99

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

33.653.422

32.889.096

+2,32

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

29.127.754

61.591.339

-52,71

Ngô

20.841.208

27.060.263

-22,98

Hàng thủy sản

18.552.980

13.759.934

+34,83

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

12.201.316

7.632.154

+59,87

Phân bón các loại

9.361.974

4.235.677

+121,03

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

6.731.683

7.119.226

-5,44

Khí đốt hóa lỏng

6.095.451

0

*

Dầu mỡ động thực vật

4.458.702

8.018.016

-44,39

Nguyên phụ liệu dược phẩm

3.816.137

10.531.625

-63,76

Nguyên phụ liệu thuốc lá

43.963

46.740

-5.94

 

 

Nguồn: Vinanet