Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Myanmar tháng 11/2018 đạt 58,51 triệu USD, tăng 2,19% so với tháng 10/2018 nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 11 tháng năm 2018 lên 657,39 triệu USD, tăng 2,66% so với cùng kỳ năm 2017. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar nhập khẩu là 143,63 triệu USD, tăng 20,76% so với cùng kỳ. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu sang Myanmar 513,76 triệu USD, giảm 1,47% so với 11 tháng năm 2017.
Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar chủ yếu các nhóm hàng sản phẩm sắt thép, phương tiện vận tải phụ tùng, máy móc thiết bị… trong đó sản phẩm từ sắt thép chiếm thị phần lớn chiếm 15% tỷ trọng đạt 99 triệu USD tăng 48,25% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 11/2018 đạt trên 7 triệu USD, tăng 26,56% so với tháng 10/2018. Đứng thứ hai về kim ngạch là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 7,33 triệu USD trong tháng 11/2018 tăng 70,35% so với tháng trước, nâng kim ngạch 11 tháng năm 2018 lên 65,22 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ 2017 giảm nhẹ 4,07%. Kế đến là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng kim ngạch 41,58 triệu USD, giảm 40,36% so với cùng kỳ…
Nhìn chung, 11 tháng đầu năm 2018 kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang Myanmar phần lớn đều tăng trưởng số này chiếm 61,5%, theo đó hàng dệt may có mức tăng vượt trội 67,95% tuy kim ngạch chỉ đạt 24,2 triệu USD. Ngoài mặt hàng dệt may, thì chất dẻo nguyên liệu và sắt thép cũng có tốc độ tăng mạnh.
Cụ thể, đối với chất dẻo nguyên liệu Việt Nam đã xuất sang Myanmar 4,5 nghìn tấn trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt 5,94 triệu USD, tăng 66,32% về lượng và 56,69% trị giá; Sắt thép đạt 36 nghìn tấn, trị giá 26,22 triệu USD, tăng 27,54% về lượng và 46,53% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Ngược lại, Myanmar giảm mạnh nhập khẩu mặt hàng clanker và xi măng từ Việt Nam, giảm 99,06% về lượng và 96,85% trị giá tương ứng với 216 tấn; 32,4 nghìn USD so với 11 tháng năm 2017.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Myanmar 11 tháng năm 2018

Mặt hàng

11T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

657.395.707

 

2,66

Sản phẩm từ sắt thép

 

99.098.469

 

48,25

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

65.225.771

 

-4,07

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

41.580.475

 

-40,36

Sản phẩm từ chất dẻo

 

33.740.506

 

6,93

Sắt thép các loại

36.000

26.227.690

27,54

46,53

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

24.319.043

 

1,32

Hàng dệt, may

 

24.228.391

 

67,95

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

13,136,737

 

37,45

Sản phẩm gốm, sứ

 

6.217.074

 

8,36

Chất dẻo nguyên liệu

4.572

5.945.548

66,32

56,69

Hóa chất

 

2.349.729

 

-4

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

1.929.362

 

-3,18

Clanhke và xi măng

216

32.400

-99,06

-96,85

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Ngoài xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Myanmar như thủy sản, hàng rau quả, cao su và gỗ, sản phẩm gỗ với kim ngạch đạt 19,3 triệu USD trong tháng 11/2018 tăng 45,26% so với tháng 10/2018 và tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 144,35%) so với tháng 11/2017, nâng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này 11 tháng năm 2018 lên 143,63 triệu USD, tăng 20,76% so với cùng kỳ năm trước.
Trong những mặt hàng nhập từ thị trường Myanamr thì nhóm hàng rau quả chiếm tỷ trọng lớn 20,25% đạt 29 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm nhẹ 0,69%. Đứng thứ hai là mặt hàng cao su đạt 2,7 nghìn tấn, trị giá 3,76 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 142,83%) về lượng và 85,61% trị giá. Đặc biệt, thời này Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Myanmar tuy kim ngạch chỉ đạt 1,2 triệu USD, nhưng tăng gấp 6,1 lần (tức tăng 507,28%) so với cùng kỳ 2017. Ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu thủy sản từ Myanmar giảm 21,28% tương ứng với 2,8 triệu USD.
Hàng hóa nhập khẩu từ Myanmar 11 tháng năm 2018

Mặt hàng

11T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

143.633.703

 

20,76

Hàng rau quả

 

29.098.363

 

-0,69

Cao su

2.744

3.763.544

142,83

85,61

Hàng thủy sản

 

2.835.939

 

-21,28

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

1.267.837

 

507,28

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: Vinanet