Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 10,8 triệu tấn clanker và xi măng, đạt kim ngạch 378,5 triệu USD, tăng 20,58% về lượng và tăng 12,94% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu clanker và xi măng chủ yếu sang thị trường Bangladesh, chiếm 41,8% về lượng và 34,8% về kim ngạch, đạt 4,5 triệu tấn, trị giá 131,9 triệu USD, so sánh với cùng kỳ năm trước, thì xuất khẩu clanker, xi măng sang thị trường này đều tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 59,12% và 54,9%. Đứng thứ hai là thị trường Philippines, tăng 31,97% về lượng và tăng 26,36% về trị giá, đạt tương ứng 2,8 triệu tấn và 124,6 triệu USD. Như vậy, xuất khẩu clanker và xi măng sang hai thị trường này trong 7 tháng đạt 7,3 triệu tấn, trị giá 256,6 triệu USD, chiếm 67,9% thị phần.
Ngoài hai thị trường chủ lực kể trên, mặt hàng clanker và xi măng của Việt Nam còn xuất khẩu sang các nước như Đài Loan (Trung Quốc), Srilanca,Modambic, Malaysia, Campuchia, Lào.
Đặc biệt, lượng clanker và xi măng xuất khẩu sang Trung Quốc (lục địa) trong 7 tháng đầu năm nay đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng, nhưng so với cùng kỳ 2016, lại có mức tăng trưởng vượt trội cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 106,2% và tăng 106,25%.
Đáng chú ý, về cơ cấu thị trường so với cùng kỳ năm trước thì thiếu vắng thị trường Chile, Indonesia và Mianma
Thị trường xuất khẩu clanker và xi măng 7 tháng 2017

Thị trường

7 tháng 2017

So sánh cùng kỳ 2016 (%)

Tấn

USD

Lượng

Trị giá

Tổng

10.816.884

378.502.694

20,58

12,94

Bangladesh

4.524.155

131.974.906

59,12

54,90

Philippines

2.829.620

124.698.821

31,97

26,36

Đài Loan

580.074

17.094.241

1,08

-12,07

Srilanca

403.938

11.858.913

76,12

65,07

Peru

329.057

15.391.945

7,06

6,31

Modambic

299.439

8.673.302

-54,30

-53,59

Malaixia

277.443

8.829.397

-23,73

-29,17

Campuchia

140.218

7.376.518

-32,83

-36,20

Lào

107.444

7.080.507

-32,73

-36,18

Trung Quốc

56.560

1.758.240

106,20

106,25

(tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: Vinanet