Trung Quốc luôn duy trì vị trí đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm trên 35% cả về lượng và trị giá xuất khẩu gạo của cả nước. Cụ thể, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 612,83 triệu USD (giảm 23,5% về khối lượng và giảm 14,5% về giá trị so với cùng kỳ 2015).

Tiếp sau thị trường Trung Quốc, các thị trường nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam là Indonesia (đạt 359.402 tấn, trị giá 142,5 triệu USD), Ghana (đạt 387.742 tấn, trị giá 189,6 triệu USD), Philippines (đạt 337.844 tấn, trị giá 143,9 triệu USD).

Các thị trường đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái gồm có: Indonesia (tăng rất mạnh 1.943% về lượng và tăng 2.050% giá trị); Angola (tăng 340,97% về lượng và tăng 253% về giá trị); Brunei (tăng 113,52% về lượng và tăng 85% về giá trị); Thỗ Nhĩ Kỳ (tăng 78,8% về lượng và tăng 52% về giá trị). Ngược lại, xuất khẩu gạo giảm mạnh ở các thị trường như: Philippines, Malaysia, Singapore, Senegal, Ucraina, Nam Phi, Pháp, Bỉ.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sụt giảm trên 30% về kim ngạch, do lượng gạo bị trả về quá nhiều vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm nay, có đến 9 doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Mỹ bị trả hàng về, do bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo vượt mức cho phép. Điều đáng nói là nhiều hoạt chất bảo vệ thực vật dù bị Mỹ cấm cửa nhưng vẫn được cho phép sử dụng tự do tại Việt Nam.

Tình trạng một số DN lớn liên tục bị Mỹ trả hàng về vì dư lượng các hoạt chất thuốc BVTV vượt mức cho phép khiến uy tín của lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng nặng, thậm chí, có thể dẫn tới việc Mỹ cấm nhập khẩu lâu dài đối với gạo Việt Nam. VFA dẫn số liệu của Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cho thấy, từ năm 2013 đến cuối tháng 4/2016, có 15 DN Việt Nam xuất khẩu gạo vào Mỹ bị trả hàng về, với sản lượng hơn 4.200 tấn (234 container). Nguyên nhân là do bị phát hiện dư lượng các hoạt chất thuốc BVTV vượt mức cho phép của nước nhập khẩu, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho DN Việt Nam.

Tính tới cuối tháng 8/2016, số lượng gạo Việt Nam bị Mỹ trả về đã lên đến 412 container của 16 DN. Các sản phẩm bị Mỹ trả về chủ yếu là gạo thơm Jasmine, gạo trắng hạt dài đã qua chế biến, đánh bóng, đóng gói…

Tình trạng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị trả về đã đến mức “báo động đỏ” khi mới đây, Bộ NNPTNT vừa phát cảnh báo cho các DN cẩn trọng hơn trong xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ, tránh tình trạng bị phía Mỹ cấm vĩnh viễn. Cảnh báo này lưu ý các DN trước khi xuất khẩu phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc BVTV trong các lô hàng, tránh để bị nước nhập khẩu trả về. Trường hợp DN tái phạm nhiều lần có thể sẽ bị cấm xuất khẩu sang thị trường này.

Nguyên nhân khiến nhiều lô hàng bị trả về chủ yếu là do một số DN không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các tiêu chuẩn sản xuất gạo sạch như đã cam kết (VietGAP hoặc GlobalGAP). Hơn nữa, nhiều năm nay gạo Việt xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường dễ dãi về chất lượng như Trung Quốc, châu Phi… với số lượng lớn. Điều này khiến nông dân, DN chạy theo số lượng chứ không chú ý nhiều đến chất lượng gạo. Do đó, việc lạm dụng các hoạt chất BVTV đã quá phổ biến. Việc gạo Việt bị phát hiện tồn dư thuốc BVTV bởi các thị trường khó tính như Mỹ là dễ hiểu.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2016

Thị trường

9T/2016

+/- (%) 9T/2016 so với cùng kỳ

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

3.849.848

1.729.582.984

-14,74

-10,65

Trung Quốc

1.353.112

612.827.272

-23,49

-14,51

Gana

387.742

189.599.516

+42,49

+36,78

Philippines

337.844

143.894.558

-49,25

-47,80

Indonesia

359.402

142.467.693

+1942,75

+2049,68

Malaysia

213.531

92.628.292

-49,45

-47,46

Bờ biển Ngà

143.014

68.610.306

-28,22

-25,16

Hồng Kông

78.650

39.230.263

-6,53

-12,58

Singapore

63.151

32.087.520

-35,82

-34,92

Hoa Kỳ

25.473

13.975.670

-29,80

-32,15

Angola

34.607

13.831.607

+340,97

+252,63

Tiểu vương QuốcẢRập thống nhất

25.840

13.422.905

-5,06

-12,62

Đài Loan

26.761

12.736.342

-6,61

-14,52

Brunei

20.169

8.934.063

+113,52

+84,68

Nam Phi

18.718

7.534.645

-41,07

-38,71

Nga

14.399

5.774.058

-69,22

-68,47

Angieri

13.945

5.456.218

-50,82

-51,64

Australia

7.405

4.362.883

+12,85

+10,20

Hà Lan

5.139

2.387.613

+0,94

-2,34

Chi Lê

4.490

1.811.022

+30,45

+29,33

Ucraina

3.445

1.413.705

-58,30

-57,56

Thổ Nhĩ Kỳ

3.179

1.408.089

+78,80

+51,86

Bỉ

2.759

1.322.913

-58,98

-55,79

Ba Lan

2.654

1.278.892

+1,18

-9,48

Tây BanNha

979

424.513

+39,06

+23,95

Pháp

232

168.512

-51,26

-42,85

Senegal

117

75.835

-90,07

-89,47

Nguồn: VITIC/Tin tức nông nghiêp

 

 

Nguồn: Vinanet