Riêng tháng 11/2020 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 1,52 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng 10/2020 nhưng giảm 10,1% so với tháng 11/2019.
Trong số rất nhiều thị trường xuất khẩu giày dép, thì Mỹ đạt kim ngạch lớn nhât 5,64 tỷ USD, chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 11/2020 đạt 576,12 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng 10/2020 và tăng 3,3% so với tháng 11/2019.
Thị trường EU đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 3,82 tỷ USD, chiếm 25,4%, giảm 15,9%; Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch, đạt 1,88 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 thì thấy phần lớn các thị trường chủ đạo bị sụt giảm kim ngạch với mức giảm 10 – 17%; tuy nhiên vẫn có một số thị trường tuy kim ngạch thấp nhưng đạt mức tăng trưởng dương như: Séc tăng 6%, đạt 69,18 triệu USD; Thụy Điển tăng 2,6%, đạt 64,37 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 17,5%, đạt 37,99 triệu USD, Luxembourg tăng 162,8%, đạt 27,87 triệu USD.
Các chuyên gia nhận định: xuất khẩu giày dép sau khi giảm mạnh vào quý 2/2020, thì từ quý 3/2020 tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp đang dần phục hồi. Một số doanh nghiệp trong ngành da giày đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm và bắt đầu tuyển dụng lao động trở lại. Đáng chú ý, sau hơn 2 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực nhất về xuất khẩu. Qua 2 tháng Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp hơn 20.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 đi 28 nước EU. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, đơn hàng dù đã quay trở lại nhưng chưa nhiều do các nhà nhập khẩu còn thận trọng, sức mua của thị trường còn yếu do thị trường nhập khẩu chính mặt hàng da giày của Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Do đó, mục tiêu XK da giày năm 2020 được dự báo không thể chạm tới con số 24 tỷ USD đặt ra và sẽ còn nhiều khó khăn trước diễn biến dịch Covid-19 vẫn gia tăng tại Mỹ và Châu Âu, trong thời gian tới, tình hình thị trường mặc dù chưa thể phục hồi hoàn toàn, song kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách trong quý 4/2020 dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trở lại khi đây là thời điểm lễ hội gắn với tiêu dùng tại các nước châu Âu và châu Mỹ. Và Hiệp định EVFTA sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng của ngành giày dép, túi xách trong tháng cuối năm 2020 và năm 2021.

Xuất khẩu giày dép 11 tháng đầu năm 2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/12/2020 của TCHQ)

 ĐVT: USD 

Thị trường

Tháng 11/2020

So với tháng 10/2020(%)

11 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019

Tỷ trọng(%)

Tổng kim ngạch XK

1.517.139.289

8,5

15.050.591.445

-9,03

100

Mỹ

576.116.267

3,47

5.639.329.785

-5,39

37,47

EU

411.384.003

11,65

3.816.860.558

-15,93

25,36

Trung Quốc

183.562.146

13,78

1.883.758.206

15,32

12,52

Bỉ

85.714.957

-6,06

873.278.531

-16,95

5,8

Đức

85.544.052

9,93

782.838.567

-13,21

5,2

Nhật Bản

50.912.340

-1,35

768.207.759

-12,74

5,1

Hà Lan

68.141.677

15,99

596.442.094

-10,65

3,96

Hàn Quốc

41.056.013

14,23

498.184.373

-8,94

3,31

Anh

53.427.344

35,1

455.249.075

-21,85

3,02

Pháp

27.720.819

-21,7

381.225.805

-18,7

2,53

Canada

30.803.706

-5,92

313.383.778

-11,14

2,08

Australia

33.823.175

-4,58

258.139.411

-5,52

1,72

Mexico

22.451.338

-7,18

214.376.094

-24,91

1,42

Italia

23.769.725

87,92

212.510.529

-22,54

1,41

Tây Ban Nha

20.476.713

10,06

158.812.693

-25,8

1,06

Nga

17.449.385

-15,78

147.634.135

-1,73

0,98

Đài Loan (TQ)

16.339.459

109,23

137.494.124

-3,95

0,91

Brazil

10.986.649

12,24

132.295.696

-16,64

0,88

Hồng Kông (TQ)

11.471.319

17,89

124.358.936

-30,08

0,83

Slovakia

11.079.650

44,8

92.425.018

-7,25

0,61

Ấn Độ

5.565.333

111,12

90.032.443

-24,08

0,6

U.A.E

10.356.364

75,29

90.016.223

-33,62

0,6

Chile

8.666.620

8,49

84.334.028

-28,45

0,56

Panama

4.354.646

-19,36

75.143.083

-36,63

0,5

Nam Phi

8.086.541

31,89

72.818.503

-25,49

0,48

Séc

9.818.662

-0,29

69.175.812

6,11

0,46

Singapore

6.019.337

-4,63

67.867.547

-14,65

0,45

Thụy Điển

8.588.223

92,19

64.373.448

2,61

0,43

Thái Lan

5.551.990

34,71

52.129.778

-21,94

0,35

Indonesia

5.713.826

617,54

50.711.872

-26,28

0,34

Philippines

3.017.748

-36,86

46.994.496

-28,95

0,31

Malaysia

5.104.528

80,59

45.603.385

-28,73

0,3

Pê Ru

4.328.685

41,47

43.655.968

-29,7

0,29

Achentina

2.688.312

44,99

40.245.121

-37,33

0,27

Thổ Nhĩ Kỳ

6.446.169

74,4

37.985.849

17,49

0,25

Israel

5.348.933

35

36.402.393

-20,03

0,24

New Zealand

4.501.073

-15,26

35.833.820

-1

0,24

Ba Lan

3.907.008

81,09

33.709.787

-5,73

0,22

Luxembourg

3.394.515

-6,32

27.872.418

162,76

0,19

Thụy Sỹ

3.198.048

63,96

24.379.334

-13,91

0,16

Hy Lạp

3.748.421

96,77

21.817.099

-23,49

0,14

Colombia

1.950.433

-12,07

18.597.326

-21,19

0,12

Áo

1.945.651

16,05

17.739.865

-26,1

0,12

Na Uy

388.689

-80,61

17.400.486

5,68

0,12

Phần Lan

3.046.032

50,81

16.894.551

-16,01

0,11

Ukraine

2.820.720

215,54

12.169.714

10,6

0,08

Đan Mạch

836.358

-22,84

8.841.033

-66,18

0,06

Bồ Đào Nha

113.602

 

2.555.731

-41,89

0,02

Hungary

110.594

 

1.098.502

-50,7

0,01

 

 

Nguồn: VITIC