Mặt hàng dệt may có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Nauy, trị giá 10,40 triệu USD, 5,1%; đứng thứ hai là giày dép các loại, thu về 7,13 triệu USD, tăng 27,13%; tiếp đến là nhóm mặt túi xách, ví, vali, mũ ô dù trị giá 4 triệu USD, tăng 25,52%.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng: hạt điều tăng 29,22%; đáng chú ý xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tăng mạnh, tăng 303,02% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá chung của các doanh nghiệp Na Uy, Việt Nam có vị thế ngày càng quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể nhìn thấy nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh ở thị trường Na Uy. Mặc dù không phải là thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhưng Na Uy lại tham gia Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Đây sẽ là một thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam.

Đại đa số hàng xuất khẩu Việt Nam không nhập khẩu vào Na Uy, mà thông qua thị trường Thụy Điển, Đức và Hà Lan. Hiện nay Na Uy đang có mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường châu Âu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường các hoạt động tiếp thị hàng tới Na Uy để phát triển thị trường và xâm nhập trực tiếp vào thị trường tiềm năng này.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Nauy 5 tháng đầu năm 2016

 

Mặt hàng XK

5Tháng/2016

5Tháng/2015

+/-(%)

Trị giá (USD)

Trị giá (USD)

Trị giá

Tổng

47.388.953

44.224.010

+7,16

Hàng dệt ma

10.404.980

9.899.842

+5,1

Giày dép các loại

7.136.966

5.613.854

+27,13

Túi xách, v í, vali, mũ và ôdù

4.005.675

3.191.239

+25,52

Hạt điểu

2.814.872

2.178.298

+29,22

Gỗ và sp gỗ

1.990.443

3.480.263

-42,81

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng

1.569.006

2.888.918

-45,69

Sp từ sắt thép

1.540.276

382.182

+303,02

Sản phẩm từ chất dẻo

1.327.875

1.421.777

-6,6

Phương tiện vận tải và phụ tùng

90.024

215.083

-58,14

 

Nguồn: Vinanet