Việt Nam và Italy chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/3/1973. Quan hệ chính trị giữa hai nước từ đầu những năm 1990 được củng cố và phát triển. Italy là nước Tây Âu đầu tiên tích cực ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), trên các diễn đàn quốc tế lớn cũng như việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính, thương mại, tiền tệ quốc tế đầu những năm 1990.
Về kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng vượt bậc, gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua (từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên hơn 4,6 tỷ USD năm 2018). Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN và ngược lại, Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Italy trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1,49 tỷ USD, tăng 60,91% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý nhất là nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu với mức tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm cả về lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường Italy. Năm 2018, trong 5 tháng đầu Việt Nam chỉ xuất sang Italy 28 tấn chất dẻo nguyên liệu với trị giá 67.008 USD. Nhưng con số này sang cùng kỳ năm 2019 đã tăng trưởng mạnh mẽ với 27.264,29% về lượng đạt 7.662 tấn và tăng 13.241,35% về trị giá đạt 8,93 triệu USD.
Điện thoại các loại và linh kiện trong riêng tháng 5/2019 chỉ tăng 44,25% so với tháng trước đó đạt trị giá 90,64 triệu USD nhưng tính tổng cả 5 tháng đầu năm 2019, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng vượt bậc với 556,92% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 494,59 triệu USD. Đây cũng là nhóm hàng chiếm thị phần cao nhất 33,13% trong tổng trị giá xuất khẩu sang thị trường Italy.
Kế đến các nhóm hàng rau quả cũng có trị giá xuất khẩu trong 5 tháng/2019 tăng 257,89% so với cùng kỳ năm 2018 đạt 5,57 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có trị giá tăng 161,61% đạt 106,05 triệu USD.
Nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang Italy bị sụt giảm nhẹ trị giá trong 5 tháng này so với cùng kỳ năm trước. Hạt tiêu giảm 32,12% đạt 1,26 triệu USD; hàng thủy sản giảm 22,76% đạt 41,15 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo giảm 42,24% đạt 6,49 triệu USD; sản phẩm từ cao su giảm 27,63% đạt 4,89 triệu USD…
Nhìn chung, nền kinh tế hai nước vừa có tính tương đồng, vừa có tính bổ trợ lẫn nhau. Kinh tế hai nước đều dựa trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bổ trợ lẫn nhau về ngành hàng và sản phẩm. Do đó, nền kinh tế Italy và Việt Nam không mang tính cạnh tranh mà chỉ mang tính hợp tác. Đây là lợi thế lớn nhất trong hợp tác giữa hai nước.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Italy 5T/2019

Mặt hàng

5T/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

1.492.786.779

 

60,91

Hàng thủy sản

 

41.155.880

 

-22,76

Hàng rau quả

 

 

5.571.175

 

 

257,89

Hạt điều

3.640

21.900.089

15,59

-15,30

Cà phê

69.884

112.789.292

9,71

-4,90

Hạt tiêu

424

1.269.374

-9,21

-32,12

Hóa chất

 

7.420.803

 

4,80

Chất dẻo nguyên liệu

7.662

8.939.769

27264,29

13241,35

Sản phẩm từ chất dẻo

 

6.497.534

 

-42,24

Cao su

4.660

5.891.305

-22,41

-32,30

Sản phẩm từ cao su

 

4.895.207

 

-27,63

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

 

29.054.770

 

38,18

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

3.693.959

 

63,00

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

16.093.492

 

14,35

Xơ, sợi dệt các loại

1.296

5.730.233

11,05

4,43

Hàng dệt, may

 

118.555.375

 

28,31

Giày dép các loại

 

119.940.714

 

1,24

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

15.128.654

 

-2,33

Sản phẩm gốm, sứ

 

3.782.048

 

-23,28

Sắt thép các loại

69.133

41.347.392

48,42

-9,23

Sản phẩm từ sắt thép

 

11.405.926

 

-12,86

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

106.058.757

 

161,61

Điện thoại các loại và linh kiện

 

494.597.335

 

556,92

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

105.816.849

 

46,85

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

108.036.262

 

17,44

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

6.165.547

 

13,98

Hàng hóa khác

 

91.049.040

 

 

 

                                    (*Tính toán số liệu từ TCHQ)