Ba năm gần đây, nền kinh tế tại khu vực nay đối mặt với những khó khăn do khủng hoảng nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Columbia cũng biến động.
Nếu như năm 2016 kim ngạch chỉ đạt 325,09 triệu USD, giảm 6% so với năm 2015, thì sang năm 2017 đã tăng trưởng trở lại với mức 43,39% so với năm 2016 đạt 133,15 triệu USD. Nhưng năm 2018 tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm 18,45% so với 2017 chỉ đạt 380,13 triệu USD.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Columbia các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, thủy sản và xơ sợi dệt trong đó điện thoại và linh kiện chiếm thị phần lớn 35,49%, đứng thứ hai là hàng thủy sản chiếm 17,1% và xơ sợi dệt 11,69%.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Columbia năm 2018

Mặt hàng

Năm 2018

+/- so với năm 2017 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

380.137.600

 

-18,45

Hàng thủy sản

 

65.016.811

 

16,74

Xơ, sợi dệt các loại

16.075

44.471.798

31,82

45,66

Điện thoại các loại và linh kiện

 

134.929.742

 

-51,95

Nguồn: TCHQ
Với khoảng cách và vị trí địa lý xa nên thời gian vận chuyển lâu, cước phí đắt, cộng với bảo hộ mậu dịch, trở ngại về ngôn ngữ... đến nay vẫn là những rào cản lớn khiến cho hàng Việt xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng như Mỹ Latinh chưa tạo bước đột phá như mong đợi.
2 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Columbia giảm khá nhiều tới 34% so với cùng kỳ, chỉ đạt 49,44 triệu USD, nếu tính riêng tháng 2/2019 cũng giảm 31,21% so với tháng 1/2019 và giảm 23,76% so với tháng 2/2018 xuống 20,2 triệu USD.
Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất sang Columbia còn hạn chế, trong đó điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất 16,69 triệu USD, chiếm 33,75% tỷ trọng, nhưng so với cùng kỳ giảm trên 60%, kế đến là hàng thủy sản giảm 32,36% chỉ đạt 8 triệu USD và xơ sợi dệt các loại đạt 4,7 triệu USD tăng 27,32% so với cùng kỳ
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Columbia 2 tháng đầu năm 2019

Mặt hàng

2T/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

49.444.964

 

-33,68

Điện thoại các loại và linh kiện

 

16.692.064

 

-60,01

Hàng thủy sản

 

8.007.300

 

-32,36

Xơ, sợi dệt các loại

1.775

4.707.476

39,65

27,32

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Giới chuyên gia cho rằng, việc phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh sẽ góp phần giảm tải cho các thị trường truyền thống. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường, thêm đối tác bạn hàng, mở rộng khả năng giao dịch về giá cả, nguồn hàng.
Điều này sẽ góp phần giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Mặt khác, Việt Nam có thể tranh thủ Mỹ Latinh với vai trò là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu quan trọng của thế giới nhằm phục vụ cho sản xuất hàng hoá trong nước để xuất khẩu.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải để thị trường Mỹ Latinh xích lại gần hơn với các doanh nghiệp Việt cần có những định hướng đúng cho doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận thị trường này bài bản và thuận lợi hơn.

Nguồn: Vinanet