Tuy nhiên, kim ngạch liên tục sụt giảm trong 4 tháng gần đây, tháng 9 giảm 16,6% so với tháng 8/2018, đạt 1,17 tỷ USD nhưng vẫn tăng 12% so với tháng 9/2017. Tính trung bình 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 11,74 tỷ USD.
Trong tháng 9/2018 có tới 71% số thị trường xuất khẩu bị sụt giảm kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, chỉ có 29% số thị trường tăng kim ngạch. Đáng chú ý, xuất sang tất cả các thị trường lớn đều giảm như: Mỹ giảm 10,2%, đạt 461,81 triệu USD; Trung Quốc giảm 40,9%, đạt 89,65 triệu USD; Bỉ giảm 13,6%, đạt 62,99 triệu USD; Nhật Bản giảm 31,8%, đạt 56,04 triệu USD; Anh giảm 18%, đạt 47,71 triệu USD.
Tuy nhiên, tính trong cả 9 tháng đầu năm, thì xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt đều tăng kim ngạch. Cụ thể, thị trường Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 4,27 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ, chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
Xuất khẩu sang EU tăng 1,1%, chiếm 28,5%, đạt 3,35 tỷ USD; xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm 9%, đạt 1,06 tỷ USD, tăng mạnh 28,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang Bỉ chiếm 5,8%, đạt 680,59 triệu USD, tăng 6,4%. Đức chiếm 5,6%, đạt 662,95 triệu USD, giảm 6,3%. Nhật Bản chiếm 5,4%, đạt 633,77 triệu USD, tăng 14,7%.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giày dép trong tháng 9/2018 sụt giảm, nhưng tính chung cả 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang phần lớn các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường: Bồ Đào Nha tăng 97,8%, đạt 3,21triệu USD; Ấn Độ tăng 62,5%, đạt 72,73 triệu USD; Achentina tăng 35,9%, đạt 74,44 triệu USD; Phần Lan tăng 32,6%, đạt 14,48 triệu USD; Hungari tăng 33,5%, đạt 1,49 triệu USD.
Có 3 thị trường xuất khẩu bị sụt giảm kim ngạch ở mức 2 con số là: U.A.E giảm 15,3%, đạt 81,07 triệu USD; Áo giảm 22,7%, đạt 19,19 triệu USD; Đan Mạch giảm 22,9%, đạt 24,27 triệu USD.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu giày dép và túi xách lớn thứ 3 thế giới. Doanh thu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm liên quan cũng tăng nhanh. Việc ký kết một số hiệp định thương mại như Việt Nam - EU, Hiệp định CPTPP mở ra cơ hội phát triển cho ngành da giày, đặc biệt sự thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy xuất khẩu đối với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP.
Tuy nhiên, ngành da giày cũng phải đối mặt với một số khó khăn như: Chi phí nhân công ngày càng tăng; năng suất lao động theo giờ của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Tương tự như ngành dệt may, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tác động đến các doanh nghiệp thuộc ngành da giày với xu hướng các doanh nghiệp sẽ hướng tới đầu tư thiết bị hiện đại, giảm bớt lao động...
Hạn chế về năng suất liên quan đến trang thiết bị của các doanh nghiệp Việt Nam là một bất lợi cần phải được khắc phục sớm, đặc biệt là trong bối cảnh, xuất hiện khả năng cao dịch chuyển sản xuất ngành da giày từ Trung Quốc sang Việt Nam sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) phân tích: “Trong năm 2018 cũng như tương lai xa hơn, các doanh nghiệp trong ngành da giày, túi xách sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới. Hiện nay, thế giới đều tính năng suất lao động theo giờ. Theo cách tính này, năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 0,6 - 0,7 đôi/giờ, còn các doanh nghiệp áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến vào sản xuất đã đạt 1,2 đôi/giờ".
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Lefaso, nếu áp dụng những phương pháp quản lý cũng như ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán về năng suất lao động, dự báo tăng trưởng ngành da giày có thể sẽ tăng 1,5 - 2 lần so với hiện tại. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp thay thế một phần lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như kiểm soát tốt độ đồng đều của sản phẩm. Mặc dù việc đầu tư sẽ khá tốn kém, song để phát triển dài hạn, bền vững, các doanh nghiệp cũng cần nghiêm túc nhìn nhận và đầu tư phù hợp.

Xuất khẩu giày dép 9 tháng đầu năm 2018

ĐVT: triệu USD

Thị trường

T9/2018

+/- so với T8/2018 (%)*

9T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)*

Tổng kim ngạch XK

1.168.362.940

-16,58

11.738.109.092

10,3

Mỹ

461.811.641

-10,19

4.267.872.192

13,47

Trung Quốc

89.650.174

-40,9

1.057.151.530

28,35

Bỉ

62.991.037

-13,6

680.586.615

6,42

Đức

71.796.402

12,42

662.951.468

-6,34

Nhật Bản

56.035.737

-31,81

633.769.790

14,7

Anh

47.711.887

-18,01

483.378.141

-5,77

Hà Lan

51.566.541

-4,68

466.779.279

11,07

Pháp

32.544.478

-13,77

375.607.591

0,28

Hàn Quốc

33.010.766

-25,45

373.783.754

26,17

Canada

20.631.474

-30,93

239.082.342

14,05

Italia

18.220.970

-1,34

218.080.060

1,02

Mexico

18.231.507

-29,63

203.924.066

-3,46

Tây Ban Nha

16.948.162

-8,93

181.798.665

0,38

Australia

20.452.232

-18,31

176.443.057

8,6

Hồng Kông (TQ)

13.873.249

-30,58

128.549.453

2,17

Brazil

9.795.969

-35,81

125.072.112

-0,87

Chile

7.261.828

-38,96

100.443.563

3,69

Đài Loan (TQ)

10.015.675

-37,28

94.625.387

-4,76

Panama

9.214.757

-36,42

87.157.494

-3,87

Nam Phi

8.437.448

-35,71

84.500.169

2,12

U.A.E

12.843.511

49,99

81.066.737

-15,27

Slovakia

2.502.431

-77,08

77.308.684

9,4

Nga

8.493.816

56,78

75.775.523

7,55

Achentina

6.392.407

19,15

74.441.813

35,85

Ấn Độ

7.819.884

8,6

72.725.121

62,49

Singapore

6.364.239

-2,94

52.924.311

14,49

Thụy Điển

3.923.108

-1,88

48.462.624

22,88

Malaysia

4.384.407

-24,97

44.412.611

19,34

Thái Lan

5.361.511

0,36

43.477.619

24,71

Philippines

3.998.790

-21,58

43.315.330

10,14

Indonesia

6.716.380

28,95

42.228.256

29,8

Séc

1.588.890

-68,76

39.322.598

15,28

Israel

3.735.158

8,98

28.503.897

-5,78

Ba Lan

2.149.602

-0,66

27.233.955

31,17

Thổ Nhĩ Kỳ

3.951.669

77,44

26.991.310

13,26

Đan Mạch

1.065.683

-32,42

24.273.481

-22,85

Hy Lạp

2.636.284

18,83

21.746.516

3,28

New Zealand

2.301.138

-11

20.050.786

0,32

Áo

1.531.553

-14,64

19.191.180

-22,66

Thụy Sỹ

1.340.773

-36,75

17.671.745

27,51

Phần Lan

2.428.058

239,09

14.484.859

32,56

Na Uy

814.977

77,61

12.940.662

1,99

Ukraine

694.913

76

5.470.289

13,13

Bồ Đào Nha

107.864

-58,55

3.208.922

97,77

Hungary

73.522

-76,65

1.485.550

33,51

 (*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn: Vinanet