Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 7,72 tỷ USD, chiếm 7,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 7,2%; nhập khẩu từ Hàn Quốc 19,1 tỷ USD, chiếm 18,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 1,7%; như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 11,38 tỷ USD, giảm 1,7%.
Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, hàng điện tử và hàng công nghiệp; trong đó có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch cao trên 1 tỷ USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu về kim ngạch, với 7,23 tỷ USD, chiếm 37,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch, với 2,73 tỷ USD, chiếm 14,3%, tăng 6,6% so với cùng kỳ; điện thoại các loại và linh kiện đứng thứ 3 với 1,77 tỷ USD, chiếm 9,2%, tăng 4,8%.
Trong số rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc 5 tháng đầu năm nay, có tới 64% số thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, còn lại 36% số thị trường sụt giảm kim ngạch; trong đó có 3 nhóm hàng tăng cao trên 100% kim ngạch, đó là ô tô nguyên chiếc tăng 369,6%, đạt 22,95 triệu USD; linh kiện, phụ tùng ô tô tăng 110,2%, đạt 481,11 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 107%, đạt 6,96 triệu USD.
Mặc dù, có rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh, nhưng vẫn có một số sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như: Khí đốt hóa lỏng giảm tới 59,7%, chỉ đạt 1,22 triệu USD; xăng dầu giảm 40%, đạt 597,54 triệu USD; thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm 29,1%, đạt 7,61 triệu USD; phân bón giảm 24,9%, đạt 14,96 triệu USD.

Nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc 5 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

 

T5/2019

so với T4/2019 (%)*

 

5T/2019

so với cùng kỳ (%)*

Tổng kim ngạch NK

3.963.067.376

8,02

19.095.234.064

1,74

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

1.431.921.390

17,2

7.225.982.945

-0,61

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

593.287.718

1,69

2.732.090.864

6,59

Điện thoại các loại và linh kiện

266.445.526

-25,28

1.765.532.455

4,83

Vải các loại

216.376.259

29,89

857.857.666

-2,07

Sản phẩm từ chất dẻo

150.279.649

0,29

784.640.396

17,37

Chất dẻo nguyên liệu

143.607.840

8,09

682.213.358

4,42

Kim loại thường khác

149.308.714

14,3

622.267.942

-1,82

Xăng dầu các loại

154.385.771

-15,49

597.537.338

-40

Sắt thép các loại

127.145.775

32,39

578.868.149

-3,64

Linh kiện, phụ tùng ô tô

104.852.621

13,52

481.113.584

110,16

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

80.703.627

26,85

310.919.445

3,15

Sản phẩm từ sắt thép

64.140.683

18,94

297.537.312

11,29

Sản phẩm hóa chất

62.208.977

5,89

287.122.575

10,34

Hóa chất

36.627.603

9,74

176.290.362

1,89

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

41.483.711

9,89

169.099.549

-21,6

Giấy các loại

23.463.242

5,56

117.425.929

-0,13

Cao su

20.824.326

17,02

96.802.180

14,89

Sản phẩm từ kim loại thường khác

18.589.178

1,88

93.501.692

4,6

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

17.762.498

-5,66

76.365.093

11,07

Dây điện và dây cáp điện

16.096.571

11,75

74.386.098

11,18

Dược phẩm

17.868.040

6,61

73.203.835

15,27

Xơ, sợi dệt các loại

16.031.609

7,83

71.763.883

-10,74

Sản phẩm từ cao su

9.769.584

-1,92

49.755.124

4,34

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

7.040.794

-13,43

39.912.060

35,67

Hàng thủy sản

4.285.203

54,24

28.715.414

-14,98

Sản phẩm từ giấy

6.524.867

19,69

28.099.481

0,84

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

5.088.991

-15,64

26.799.586

26,85

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

6.996.320

38,22

26.192.962

25,32

Hàng điện gia dụng và linh kiện

6.151.854

67,56

24.456.456

-4,72

Ô tô nguyên chiếc các loại

11.750.411

122,3

22.951.864

369,59

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

5.034.241

27,55

20.661.558

4,96

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

8.883.855

213,46

20.193.049

54,45

Chế phẩm thực phẩm khác

4.325.790

23,47

17.691.692

26,23

Phân bón các loại

4.096.997

-7,63

14.955.660

-24,91

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.750.437

3,02

13.055.446

11,99

Hàng rau quả

1.479.930

-23,14

12.184.068

6,92

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

1.252.562

-50,02

7.614.022

-29,1

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.896.930

72,19

6.963.341

107

Sữa và sản phẩm sữa

1.112.369

94,86

5.290.731

15,89

Quặng và khoáng sản khác

2.068.593

125,33

5.242.980

-15,82

Bông các loại

727.079

-9,81

3.155.923

16,04

Nguyên phụ liệu dược phẩm

398.439

29,98

1.998.678

-22,96

Dầu mỡ động, thực vật

327.905

12,12

1.734.144

4,95

Khí đốt hóa lỏng

129.179

-51,41

1.220.016

-59,68

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
THUẬN LỢI
- Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 12 năm 1992. Quan hệ hai nước từ đối tác bình thường trở thành “đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” vào năm 2001 và trở thành “đối tác hợp tác chiến lược” vào năm 2009. Đến nay, Hàn Quốc là đối tác lớn của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: Đứng thứ nhất về đầu tư, đứng thứ hai về viện trợ ODA và đứng thứ 3 về thương mại.
- Chính phủ Hàn Quốc có chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, coi trọng công nghệ trong chính sách công nghiệp. Ngay từ khi bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, Hàn Quốc đã chú ý tới xuất khẩu. Xuất khẩu luôn khẳng định vị thế là động lực tăng trưởng bền vững của kinh tế Hàn Quốc.
- Hàn Quốc xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách hướng Nam mới. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ ưu tiên thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành trung tâm kết nối với Đông Nam Á, châu Âu, châu Mỹ. Hàn Quốc không theo đuổi xuất siêu trong quan hệ thương mại với Việt Nam, mà sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, tạo điều kiện, tích cực chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư và chuyên gia; sẵn sàng và khuyến khích doanh nghiệp Hàn quốc tham gia hợp tác cơ sở hạ tầng.
- Nhìn chung, luồng vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc tăng lên đáng kể, đặc biệt sau năm 2015. Trước đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vào các ngành gia công như dệt may. Tuy nhiên, sau năm 2013 đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có sự gia tăng chính từ các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Daewoo, và xu thế đầu tư đã và đang mở rộng sang nhiều lĩnh vực với trọng tâm là ngành công nghiệp giá trị cao. Đặc biệt, VKFTA là động lực giúp một số ngành như ngành năng lượng, nông nghiệp chất lượng cao, môi trường, công nghiệp chế tạo tại Việt Nam có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc. Đây cũng là lĩnh vực được ưu tiên nhất trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Ngoài các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cũng đã và đang tăng cường đầu tư tại Việt Nam, nhất là sau khi VKFTA có hiệu lực. Hiện nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Các doanh nghiệp Hàn Quốc được đánh giá Ịà các nhà đầu tư làm ăn nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật, đầu tư với hiệu quả cao và có nhiều đóng góp cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-Một trong những đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp. Hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ đầu tư, sản xuất, trong đó có một phần phục vụ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng nông sản. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, hóa chất, phương tiện vận tải...
- VKFTA năm 2015: đã có những tác động rõ rệt đến thương mại hàng hóa của Việt Nam và Hàn Quốc. Không chi giúp tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mà VKFTA còn làm thay đổi cấu trúc thương mại sang hướng tích cực hơn để hai quốc gia có thể phát huy thế mạnh của mình. VKFTA là cú hích lớn cho các doanh nghiệp trong nước khi để doanh nghiệp hai nước tăng cường trao đổi thương mại.
KHÓ KHĂN
Sau khi VKFTA được thực hiện, thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng lớn. So với Hàn Quốc thì Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các ưu đãi của hiệp định để tăng cường xuất khẩu.

Nguồn: Vinanet