Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng không cao tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016, chỉ đạt 302,4 triệu USD trong 4 tháng 2017, nhưng các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 81,23%, thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Hàng công nghiệp là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang Thụy Điển trong thời gian này, trong đó điện thoại các loại và linh kiện chiếm thị phần lớn, 53,1% với 160,8 triệu USD, giảm 0,32% so với cùng kỳ, đứng thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 22 triệu USD, tăng 35,80%, kế đến là hàng deejtmay, tăng 9,09%, đạt 21,2 triệu USD…
Nhìn chung, các hàng hóa xuất khẩu sang Thụy điển đều tăng trưởng dương, trong đó xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tăng mạnh vượt trội, tăng 168,41%, tuy kim ngạch chỉ đạt 7,1 triệu USD, ngược lại mặt hàng với tốc độ suy giảm chỉ chiếm 18,75% và xuất khẩu thủy sản giảm mạnh nhất, giảm 32,23% tương ứng với 3,7 triệu USD.

Thống kê TCHQ xuất khẩu sang Thụy Điển 4 tháng 2017

ĐVT: USD

Mặt hàng

4 tháng 2017

4 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng

302.404.713

285.829.418

5,80

điện thoại các loại và linh kiện

160.814.490

161.325.410

-0,32

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

22.008.092

16.205.807

35,80

Hàng dệt may

21.225.006

19.455.778

9,09

giày dép các loại

14.030.228

11.505.617

21,94

gỗ và sản phẩm gỗ

13.213.317

9.015.878

46,56

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

7.118.655

2.652.143

168,41

sản phẩm từ chất dẻo

7.040.523

6.425.957

9,56

sản phẩm từ sắt thép

5.666.750

7.350.341

-22,90

túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

5.646.310

4.896.281

15,32

Hàng thủy sản

3.761.372

5.550.028

-32,23

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

3.272.831

2.380.637

37,48

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

2.454.339

1.868.975

31,32

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

2.117.787

1.819.360

16,40

sản phẩm gốm sứ

841.298

641.609

31,12

cao su

590.688

465.998

26,76

kim loại thường khác và sản phẩm

524.428

443.211

18,32

Đối với mặt hàng gạo, hiện xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Bắc Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng còn hạn chế về kim ngạch và chủng loại. Năm 2016, nước ta chủ yếu xuất khẩu loại gạo hạt dài, với tỷ trọng chiếm gần 60% vào Thụy Điển.

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, xuất khẩu gạo của nước ta vào thị trường này đang gặp không ít rào cản, từ mức thuế quan cho đến các quy định về kỹ thuật, an toàn thực phẩm...
Được biết, dải thuế nhập khẩu tuyệt đối vào khu vực EU đối với mặt hàng gạo của Việt Nam dao động từ mức 286,51 SEK/tấn đến 1.671,34 SEK/tấn. Hiện tại, mặt hàng này không nằm trong danh mục được hưởng quy chế GSP của EU dành cho Việt Nam nên không được hưởng ưu đãi thuế.
Bên cạnh đó, Thụy Điển quy định rất khắt khe về trách nhiệm của nhà xuất khẩu như các lô hàng phải đảm bảo được các quy định về xuất xứ hàng hóa trước khi việc thông quan nhập khẩu được thông qua; phải tuân thủ các quy định của EU sẽ được áp dụng đối với việc đóng gói và ghi nhãn mác, hay những chất nằm ngoài danh mục các chất phụ gia thực phẩm “được phép” đều hoàn toàn bị cấm...
Đặc biệt, người tiêu dùng Thụy Điển có yêu cầu khá cao không chỉ đối với sản phẩm cuối cùng mà họ tiêu dùng mà còn cả các điều kiện của chuỗi cung ứng sản phẩm. Do đó mà ngoài các yêu cầu của EU, thì Thụy Điển còn có thêm những yêu cầu không bắt buộc khác và được chia thành 5 nhóm như: Chứng nhận Eco, trách nhiệm doanh nghiệp, mã hóa sản phẩm, quản lý chất lượng và kiểm soát môi trường.
Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quy định này khi xuất khẩu vào Thụy Điển cũng như các nước khác tại Bắc Âu.
Ngoài ra, thương vụ này cũng đánh giá, có thể nói Bắc Âu vẫn là khu vực thị trường tiềm năng đối với gạo của Việt Nam nếu sản phẩm của ta được hưởng ưu đãi thương mại trong tiếp cận thị trường.
Để góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu gạo vào thị trường Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung, trong thời gian tới ta cũng cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp hỗ trợ về mặt chính sách và xúc tiến thương mại.
Theo đó, cần vận động, thúc đẩy việc thông qua Hiệp định thương mại tự do với khối EU và khối EFTA bao gồm các nước Bắc Âu hiện là thành viên, trong đó có quy định dành đối xử ưu đãi hơn đối với các chủng loại mặt hàng gạo của Việt Nam khi tiếp cận thị trường các nước thuộc 2 khối này.
Đồng thời, tăng cường thực hiện chương trình xúc tiến thương mại gạo cho khu vực thị trường Bắc Âu, bao gồm tổ chức các đoàn đi gặp gỡ và trao đổi với các cơ quan và đại diện doanh nghiệp nước sở tại, và nếu phù hợp sẽ kết hợp tham gia hội chợ hàng thực phẩm liên quan.
 
 

Nguồn: Vinanet