Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2020 xuất khẩu hạt tiêu giảm 10,2% về khối lượng, giảm 12,6% về kim ngạch và giảm 2,6% về giá so với tháng 3/2020, đạt 36.176 tấn, tương đương 72,59 triệu USD, giá trung bình 2.006,6 USD/tấn.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 116.764 tấn hạt tiêu, tương đương 248,75 triệu USD, giá trung bình 2.130,4 USD/tấn, tăng 7,9% về lượng nhưng giảm 12,3% về kim ngạch và giảm 18,7% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 19.787 tấn, tương đương 49,46 triệu USD, chiếm 17% trong tổng lượng và chiếm 19,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 6,2% về lượng nhưng kim ngạch giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước, giá giảm 12%, đạt 2.499,8 USD/tấn.
Xuất khẩu hạt tiêu sang EU chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm 13,4% trong tổng kim ngạch, đạt 12.381 tấn, tương đương 33,3 triệu USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 0,4% về kim ngạch, giá giảm 17,6%, đạt 2.689,4 USD/tấn.
Hạt tiêu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung tăng mạnh 68,9% về lượng và tăng 38,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 9.428 tấn, tương đương 21 triệu USD, chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Xuất khẩu hạt tiêu sang Ấn Độ sụt giảm mạnh 40,8% về lượng và giảm 48,6% về kim ngạch, giá giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.900 tấn, tương đương 12,75 triệu USD, giá 2.227 USD/tấn do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Ấn Độ đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc từ cuối tháng 3 và cho đến hết 31/5/2020, gây gián đoạn trong việc thông thương giữa Ấn Độ với các nước khác và giữa các bang của Ấn Độ.
Về mặt giá cả, trên thị trường thế giới, giá tiêu xuất khẩu biến động không đồng nhất giữa các thị trường lớn. Tại Brazil và Malaysia, giá tiêu giao tại cảng giữ ổn định trong tháng 5, trong khi giá tiêu giao tại cảng của Việt Nam và Indonesia có xu hướng tăng. Ngược lại, giá tiêu của Ấn Độ lại có xu hướng giảm.
Cụ thể, tính đến ngày 26/5, giá tiêu đen giao tại cảng của Brazil và Malaysia giữ ổn định ở mức lần lượt là 2.000 USD/tấn và 3.685 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu đen của Việt Nam tăng khoảng 10%, đạt trung bình 2.415 USD/tấn, Indonesia tăng 2% đạt 2.130 USD/tấn; Ấn Độ giảm 1,3% đạt 4.297 USD/tấn so với thời điểm ngày 4/5.
Tại thị trường trong nước, giá tiêu cũng có xu hướng tăng trong tháng 5. Cụ thể, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông và Đồng Nai tăng 5.500 đ/kg lên mức 43.000 - 45.000 đ/kg. Giá tiêu tại Gia Lai tăng 6.000 đ/kg lên 43.500 đ/kg.
Các chuyên gia cho rằng, nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi người dân hạn chế bán ra khiến giá tăng, hơn nữa nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu tại một số nước tăng mạnh, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc đã hỗ trợ giá tăng, nhiều nhà đầu cơ đã đẩy mạnh mua vào khi giá ở mức đáy cũng tác động tích cực lên thị trường hạt tiêu toàn cầu. Theo nhận định, giá tăng chỉ là tạm thời chứ không phải là biểu hiện của đợt phục hồi dài hạn, do nguồn cung trên thế giới vẫn đang lớn hơn nhu cầu, trong khi nhu cầu hồ tiêu trên thế giới chỉ tăng 2,5%/năm thì tốc độ tăng nguồn cung lên tới 8%/năm. Thực tế nhu cầu trên thế giới vẫn đang ở mức thấp khi nhiều hệ thống nhà hàng đang phải đóng cửa. Dự đoán, thời gian tới, xu hướng tăng giá sẽ diễn ra khi nhiều nước dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, khuyến khích doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất nhằm khôi phục lại nền kinh tế.
Xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2020

Thị trường

4 tháng đầu năm 2020

so cùng kỳ năm trước (%)

Tỉ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

116.764

248.752.589

7,92

-12,29

100

100

Mỹ

19.787

49.463.904

6,15

-6,54

16,95

19,88

EU

12.381

33.297.104

21,79

0,42

10,6

13,39

Đông Nam Á

9.428

20.995.863

68,93

38,45

8,07

8,44

Ấn Độ

5.900

12.746.953

-40,82

-48,57

5,05

5,12

Pakistan

5.427

11.003.854

-2,6

-20,67

4,65

4,42

Đức

4.086

10.827.252

13,5

-3,04

3,5

4,35

U.A.E

4.376

9.096.707

-10,75

-22,59

3,75

3,66

Ai Cập

4.918

9.005.090

76,21

48,12

4,21

3,62

Myanmar

4.086

8.590.634

449,19

369,93

3,5

3,45

Hà Lan

2.606

8.041.979

-5,75

-19

2,23

3,23

Thái Lan

2.477

6.600.843

19,2

-0,79

2,12

2,65

Hàn Quốc

2.358

5.589.076

-4,65

-19,11

2,02

2,25

Anh

1.860

5.480.090

20,54

2,4

1,59

2,2

Nga

2.115

4.236.179

61,2

44,3

1,81

1,7

Saudi Arabia

1.871

4.166.153

28,5

13,44

1,6

1,67

Philippines

1.931

3.672.748

-0,82

-15,94

1,65

1,48

Thổ Nhĩ Kỳ

1.847

3.447.140

35,41

11,42

1,58

1,39

Ba Lan

1.428

2.996.687

79,62

36,34

1,22

1,2

Senegal

1.478

2.948.255

8,68

-5,79

1,27

1,19

Canada

1.026

2.763.706

-10,47

-18,8

0,88

1,11

Tây Ban Nha

992

2.478.307

40,91

14,72

0,85

1

Pháp

968

2.305.105

163,76

106,29

0,83

0,93

Nhật Bản

1.109

2.124.243

31,09

4,13

0,95

0,85

Australia

719

2.086.624

-7,11

-27,57

0,62

0,84

Nam Phi

800

2.029.084

-23,15

-34,64

0,69

0,82

Algeria

892

1.581.803

147,09

87,8

0,76

0,64

Ukraine

777

1.515.024

119,49

87,51

0,67

0,61

Singapore

567

1.207.047

75

41,18

0,49

0,49

Malaysia

367

924.591

-24,8

-36,61

0,31

0,37

Italia

310

744.875

-0,32

-19,54

0,27

0,3

Kuwait

244

527.810

0,41

-17,62

0,21

0,21

Bỉ

131

422.809

61,73

36,63

0,11

0,17

 

Nguồn: VITIC