Trong nửa đầu tháng 5/2019, máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn chỉ đứng thứ hai sau máy vi tính, sản phẩm và điện tử đạt 1,6 tỷ USD, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5 đạt 13,24 tỷ USD, số liệu từ TCHQ Việt Nam.
Cũng theo số liệu từ TCHQ, trước đó trong tháng 4/2019 Việt Nam cũng phải nhập khẩu mặt hàng này với kim ngạch trên 3 tỷ USD, giảm 1,3% so với tháng 3/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm đạt 11,57 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 37,6% tổng kim ngạch nhóm hàng, đạt 4,36 tỷ USD, tăng 29,13% so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2019 cũng đã nhập từ thị trường này 1,1 tỷ USD, giảm 1,25% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 33,99% so với tháng 4/2018.
Thị trường cung cấp lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc 2,1 tỷ USD, tăng 12,18% so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2019 đạt 583,21 triệu USD, tăng 7,22% so với tháng 3/2019 và tưang 26,65% so với tháng 4/2018.
Kế đến là Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ, mặc dù trong tháng 4/2019 kim ngạch giảm 2,73% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 18,84% s với tháng 4/2018 đạt 395,29 triệu USD.
Đáng chú ý, thời gian này Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Thỗ Nhĩ Kỳ, tuy kim ngạch chỉ đạt 25,48 triệu USD, nhưng tăng gấp ơn 2 lần (tương ứng 129,96%) so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2019 đạt 7,8 triệu USD, tăng 29,68% so với tháng 3/2019 và tăng gấp trên 4 lần (tương ứng 368,66%) so với tháng 4/2018. Ở chiều ngược lại, giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Nga, giảm 88,33% chỉ với 8,6 triệu USD.
Ngoài ra, trong cơ cấu thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng cho Việt Nam 4 tháng đầu năm nay có thêm thị trường Bangladesh 487,3 nghìn USD và Campuchia đạt 5,17 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng

(*Tính toán số liệu từ TCHQ) 

Nguồn: vinanet