Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2020 đạt trên 2,15 triệu tấn, thu về 765,1 triệu USD, giá trung bình 355,7 USD/tấn, tăng 12,8% về khối lượng và tăng nhẹ 2,8% về kim ngạch, nhưng giảm 8,8% về giá so với 10 tháng đầu năm 2019.
Riêng tháng 10/2020 ước đạt 224.653 tấn, tương đương 87,59 triệu USD, giá trung bình 389,9 USD/tấn, tăng 21,6% về lượng, tăng 20% về kim ngạch nhưng giảm 1,3% về giá so với tháng 9/2020; và cũng tăng 29% về lượng và tăng 24,6% kim ngạch nhưng giảm 3,5% về giá so với tháng 10/2019.
Trong tháng 10/2020, riêng xuất khẩu sắn lát ước đạt 30.247 tấn, tương đương 7,91 triệu USD, giá trung bình 261,4 USD/tấn, tăng 77% về lượng, tăng 78,4% về trị giá và tăng 0,8% về giá so với tháng 9/2020. Tính chung cả 10 tháng, xuất khẩu sắn lát đạt 527.906 tấn, tương đương 120,98 triệu USD, giá trung bình 229 USD/tấn, tăng 88% về lượng, tăng 98% về trị giá và tăng 5,2% về giá so với 10 tháng đầu năm 2019.
Sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc chiếm 91% trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,96 triệu tấn, tương đương 694,73 triệu USD, tăng 15% về lượng và tăng 4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019; tuy nhiên giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 9,7%, đạt trung bình 354,5 USD/tấn.
Tại thị trường trong nước, thời gian qua mưa lớn kéo dài trên diện rộng, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sắn niên vụ 2020/21, gây áp lực lên nguồn cung trong thời gian tới. Nhiều nhà máy tại miền Trung đã phải tạm ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu vì ảnh hưởng của mưa lũ.
Tại Tây Ninh, mùa vụ chế biến sắn 2020/21 tiếp tục gặp khó khăn do lượng sắn từ Campuchia về ít hơn, nhưng giá sắn lại cao hơn so với các năm trước, điều này sẽ tạo áp lực lớn đến nguồn cung sắn lát của Việt Nam.
Theo nhận định, giá sắn tươi có thể sẽ tăng trong thời gian tới, do sự cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các nhà máy chế biến tinh bột sắn và sân phơi sắn lát. Đối với sắn lát, giá vụ mới có khả năng sẽ cao ngay từ đầu vụ, do nhu cầu mua hàng sản xuất cám tăng trong khi nguyên liệu thay thế để sản xuất cám như cám gạo, lúa mì tăng cao.
Đối với tinh bột sắn, giao dịch tinh bột sắn sẽ sôi động do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tiêu thụ từ ngành thức ăn chăn nuôi và chế biến sâu tại Trung Quốc vẫn cao.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 10 tháng đầu năm 2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/11/2020 của TCHQ)

 

Thị trường

10 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019(%)

Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

2.151.010

765.104.877

12,76

2,79

100

100

Sắn lát

527.906

120.984.963

88,32

98,06

24,54

15,81

Trung Quốc đại lục

1.959.893

694.725.539

15,07

3,93

91,12

90,8

Hàn Quốc

83.644

23.517.091

-2,91

-6,9

3,89

3,07

Đài Loan (TQ)

33.732

13.827.850

32,91

22,99

1,57

1,81

Malaysia

25.945

10.805.531

11,47

7,99

1,21

1,41

Philippines

9.635

3.749.199

-55,68

-59,24

0,45

0,49

Nhật Bản

2.747

1.293.666

-58,81

-23,79

0,13

0,17

Pakistan

803

507.186

253,74

240,61

0,04

0,07

 

 

Nguồn: VITIC