Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 1/2019 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Ấn Độ,... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 112 triệu USD, giảm 14,8% so với tháng trước đó và giảm 12,44% so với cùng tháng năm ngoái, chiếm 30,3% thị phần.

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1/2019 đạt hơn 75 triệu USD, tăng mạnh 32,95% so với tháng 12/2018 và tăng 116,12% so với tháng 1/2018, chiếm 20,4% thị phần thị trường trong tháng 1/2019.

Đứng thứ ba là Brazil, với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 35 triệu USD, giảm 26,02% so với tháng trước đó nhưng tăng 28,78% so với tháng 1/2018, chiếm 9,6% thị phần thị trường.

Sau cùng là Ấn Độ, với kim ngạch nhập khẩu đạt 25 triệu USD, tăng 5,25% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 24,81% so với cùng tháng năm ngoái, chiếm 6,8% thị phần thị trường.

Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh  trong tháng 1/2019 bao gồm: Nhật Bản với 298 nghìn USD, tăng 911,35% so với tháng 1/2018, Tây Ban Nha với hơn 2 triệu USD, tăng 325,81%, Chile với hơn 685 nghìn USD, tăng 216,88%, Mỹ với hơn 75 triệu USD, tăng 116,12%, sau cùng là Australia với hơn 3 triệu USD, tăng 100,52%, tất cả đều so với tháng 1/2018.

Nhập khẩu TĂCN & NL tháng 1/2019  theo thị trường

ĐVT: nghìn USD

Thị trường

T12/2018

+/- So với

T12/2018 (%)

T1/2019

+/- So với T1/2018 (%)

Tổng KN

372.461

-0,4

370.854

10,3

Argentina

131.738

-14,8

112.241

-12,4

Ấn Độ

23.876

5,3

25.129

-24,8

Anh

203

-65,6

70

-47,6

Áo

103

470,3

590

4,6

Bỉ

1.654

-16,6

1.380

-64,8

Brazil

47.952

-26,0

35.476

28,8

UAE

1.247

69,2

2.111

-67,2

Canada

1.563

32,3

2.068

10,3

Chile

672

1,9

685

216,9

Đài Loan (TQ)

5.206

2,0

5.312

-15,4

Đức

839

37,4

1.153

-34,6

Hà Lan

2.105

2,9

2.165

47

Hàn Quốc

3.487

4,7

3.650

0,4

Mỹ

56.972

33

75.742

116,1

Indonesia

11.219

-31,8

7.654

-42,1

Italia

5.977

6,1

6.344

53,3

Malaysia

3.020

-40,6

1.794

-51,2

Mexico

325

45,3

473

-18

Nhật Bản

100

197,4

298

911,4

Australia

3.523

-1,1

3.486

100,5

Pháp

2.619

38,23

3.621

60,2

Philippin

1.221

-2,1

1.195

-43,9

Singapore

1.474

60,4

2.364

85,6

Tây Ban Nha

936

136,7

2.215

325,8

Thái Lan

6.522

69,7

11.072

65,3

Trung Quốc

18.273

30,1

23.772

-6,7

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật hầu hết đều giảm trong tháng 1/2019.

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN tháng 1/2019

Mặt hàng

Tháng 1/2019

+/- So với T1/2018

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

265

75.123

-60,4

-53

Ngô

898

188.734

-5,6

6

Đậu tương

157

61.658

-12,2

-19,4

Dầu mỡ động thực vật

 

60.837

 

-15,7

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 1/2019 đạt 265 nghìn tấn với kim ngạch đạt 75 triệu USD, giảm mạnh  60,38% về khối lượng và giảm 53,01% về trị giá so với tháng 1/2018.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong  tháng 1/2019 là Nga chiếm 49% thị phần; Australia chiếm 45%, Canada chiếm 4%, Mỹ với lượng không đáng kể.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì trong tháng 1/2019 đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá, do tháng gần Tết Nguyên đán nhu cầu lúa mì suy giảm, hoạt động giao dịch trầm lắng.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 1/2019 đạt 157 nghìn tấn với giá trị hơn 61 triệu USD, giảm 12,19% về khối lượng và giảm 19,35% về trị giá so với tháng 1/2018.

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 1/2019 đạt 898 nghìn tấn với trị giá đạt 188 triệu USD,  giảm 5,59% về khối lượng nhưng tăng 6% về trị giá so với tháng 1/2018.

Argentina và Brazil vẫn là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 27% và 71% thị phần. Tuy nhiên, trong tháng 1/2019 nhập khẩu ngô từ thị trường Argentina giảm mạnh 59,92% về lượng và 54,93% về trị giá so với tháng 1/2018. Ngược lại, nhập khẩu ngô từ thị trường Brazil trong tháng 1/2019 tăng mạnh 92,08% về lượng và 111,98% về trị giá so với tháng 1/2018.

 

Nguồn: vinanet