Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản ở Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu đạt 60 tỷ USD vào năm 2020.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 11 tháng đầu năm 2016 đạt 13,3 tỷ USD, tăng trên 3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015.

Hàng dệt may là nhóm hàng chủ lực, đạt kim ngạch lớn nhất xuất khẩu sang Nhật đạt 2,62 tỷ USD, tăng 3,7%, chiếm 19,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này; tiếp sau đó là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 13%, đạt 1,73 tỷ USD; máy móc, thiết bị chiếm 10,7%, đạt 1,43 tỷ USD; thủy sản chiếm 7,4%, đạt 992,2 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 6,7%, đạt 883,9 triệu USD.

Những nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ gồm có: Điện thoại các loại và linh kiện (tăng 424,6%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (tăng 93%); sắt thép (tăng 77,5%).

Tuy nhiên, xuất khẩu sụt giảm mạnh ở một số nhóm hàng như: Dầu thô (giảm 74%) USD); thức ăn gia súc (giảm 43%); quặng và khoáng sản (giảm 39,6%); chất dẻo nguyên liệu (giảm 30%).

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng tăng, kể từ khi hai nước dành cho nhau quy chế thuế suất tối huệ quốc (năm 1999). Ngoài ra, cơ cấu hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung, không cạnh tranh.

Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về thủy sản, mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, giày da, thực phẩm chế biến, trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất.

Đặc biệt, khi một loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết sẽ là lực đẩy tạo ra dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và các đối tượng tham gia.

Theo nội dung FTA Việt Nam-Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông-lâm-thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế.

Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Hiện Nhật là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Trong năm tài khóa 2015, Nhật Bản cam kết vốn vay ODA cho Việt Nam hơn 310 tỷ Yên (khoảng 2,5 tỷ USD), mức cao nhất từ trước đến nay. Lũy kế tính đến 11/2016, Nhật có hơn 3.200 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 42 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Hàn Quốc).

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Nhật 11 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

11T/2016

11T/2015

+/-(%) 11T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

13.274.978.061

12.875.341.282

+3,10

Hàng dệt may

2.622.471.469

2.529.903.257

+3,66

Phương tiện vận tải và phụ tùng

1.726.200.276

1.760.275.700

-1,94

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

1.426.013.970

1.283.563.005

+11,10

Hàng thuỷ sản

992.174.548

946.223.575

+4,86

Gỗ và sản phẩm gỗ

883.942.610

927.646.752

-4,71

Giày dép các loại

609.533.456

541.196.179

+12,63

Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

590.704.426

476.971.233

+23,84

sản phẩm từ chất dẻo

468.235.635

424.466.044

+10,31

Điện thoại các loại và linh kiện

359.541.857

68.540.737

+424,57

Túi xách, ví, va li, mũ ô dù

314.260.719

280.939.431

+11,86

sản phẩm từ sắt thép

264.107.908

234.759.903

+12,50

Hóa chất

232.575.500

237.674.669

-2,15

Kim loại thường và sản phẩm

210.618.886

186.011.169

+13,23

Dây điện và dây cáp điện

201.474.970

167.552.826

+20,25

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

197.802.766

144.660.859

+36,74

Cà phê

183.525.981

157.170.518

+16,77

Dầu thô

153.819.320

595.140.133

-74,15

sản phẩm hoá chất

89.043.392

95.371.138

-6,63

sản phẩm từ cao su

85.020.277

68.075.780

+24,89

Gíây và các sản phẩm từ giấy

81.963.306

71.033.394

+15,39

Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh

80.288.266

97.631.469

-17,76

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

73.957.403

38.298.401

+93,11

Hàng rau quả

68.464.125

68.572.360

-0,16

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày

64.384.583

57.722.933

+11,54

Sản phẩm gốm sứ

63.791.224

65.442.317

-2,52

Than đá

51.937.668

69.001.035

-24,73

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

49.882.030

43.020.443

+15,95

Xơ sợi dệt các loại

45.166.857

46.214.526

-2,27

Sản phẩm mây, tre, cói thảm

38.985.361

38.794.696

+0,49

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

34.616.444

28.176.998

+22,85

Vải mành, vải kỹ thuật khác

34.265.396

35.049.687

-2,24

Hạt tiêu

26.311.605

30.033.240

-12,39

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

24.794.024

43.733.662

-43,31

Hạt điều

24.363.904

24.574.547

-0,86

Sắn và sản phẩm từ sắn

15.630.655

15.161.174

+3,10

Cao su

15.272.218

15.752.788

-3,05

Quặng và khoáng sản khác

9.926.274

16.422.487

-39,56

Chất dẻo nguyên liệu

8.620.940

12.302.163

-29,92

sắt thép các loại

5.939.550

3.346.514

+77,48

Phân bón

1.093.981

1.312.559

-16,65

 

Nguồn: Vinanet