Ấn Độ hiện là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đạt 5,4 tỷ USD, tăng so năm 2015. Về đầu tư, đến hết tháng 5-2017, tổng vốn đăng ký đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam đạt 772 triệu USD, với 145 dự án đầu tư, đứng thứ 22 trong số 119 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 15 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam. Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 14 của Việt Nam. Hai bên đang nỗ lực mở rộng quy mô thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Nông sản là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn vào thị trường Ấn Độ, vì đó là những sản phẩm có chất lượng cao, giá phù hợp. Bên cạnh đó, các mặt hàng tiềm năng là: điện tử và phụ kiện máy tính. Ấn Độ hiện là một trong những thị trường cung cấp nguyên phụ liệu hàng đầu cho ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là kể từ sau năm 2010 khi AITIG có hiệu lực.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ đạt 3,1 tỷ USD (tăng mạnh 50,6% so với 5 tháng đầu năm 2016); trong đó xuất khẩu sang Ấn Độ đạt gần 1,4 tỷ USD (tăng 40,8% so với cùng kỳ), nhập khẩu từ Ấn Độ trị giá 1,7 tỷ USD (tăng 60%). Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ 1,4 tỷ USD.

 Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước đã có sự thay đổi lớn. Trước đây, thương mại hai nước chỉ phụ thuộc vào 3 ngành hàng lớn là thức ăn chăn nuôi, ngô và dược phẩm, trong đó Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu, thì giờ đây, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu đã có thay đổi lớn, bao trùm sang các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thiết bị điện tử, điện thoại di động và linh kiện, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, hàng dệt may, xơ sợi, ôtô...

Trong 5 tháng đầu năm nay, nhóm hàng sắt thép nhập khẩu từ thị trường Ân Độ vươn lên vị trí dẫn đầu về kim ngạch, tăng đột biến gấp hơn 23 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 407 triệu USD (chiếm 23,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu háng hóa các loại từ thị trường này).

Đứng sau nhóm hàng sắt thép là 4 nhóm hàng cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD trong 5 tháng, đó là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 235,2 triệu USD, chiếm 13,8%, tăng 77,9%); mặt hàng bông (đạt 170,8 triệu USD, chiếm 10%, tăng 53,5%); thủy sản (đạt 132,6 triệu USD, chiếm 78%, tăng 35,6%); dược phẩm (đạt 114,8 triệu USD, chiếm 6,7%, tăng 0,5%).               

Đáng chú ý là trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu phần lớn các nhóm hàng từ Ấn Độ đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó tăng cao ở một số nhóm hàng như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 115%, đạt 74,9 triệu USD); nguyên phụ liệu dược phẩm  (tăng 55,8%, đạt 34,2 triệu USD); rau quả (tăng 100,6%, đạt 8,6 triệu USD); Dầu mỡ động thực vật  (tăng 144,6%, đạt 2,7 triệu USD); Xơ, sợi dệt các loại  (tăng 48,8%, đạt 45,1 triệu USD).  

Mặc dù nhập khẩu tăng ở rất nhiều nhóm hàng, song vẫn có một số nhóm hàng sụt giảm rất mạnh về kim ngạch như: Phân bón (giảm 32%, đạt 1,8 triệu USD); ô tô nguyên chiếc (giảm 45%, đạt 22,9 triệu USD); kim loại thường (giảm  37,5%, đạt 20 triệu USD); quặng và khoáng sản (giảm 37,4%, đạt 7,1 triệu USD); ngô (giảm 61%, đạt 0,5 triệu USD).

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ nhập khẩu hàng hóa Ấn Độ 5 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD 

Mặt hàng

 

5T/2017

5T/2016

+/-(%) 5T/2017 so với cùng kỳ

Tổng

1.704.277.349

1.066.924.853

+59,74

Sắt thép các loại

407.047.003

17.508.296

+2224,88

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

235.151.960

132.219.506

+77,85

Bông các loại

170.774.874

111.288.406

+53,45

Hàng thủy sản

132.566.825

97.793.822

+35,56

Dược phẩm

114.776.230

114.209.625

+0,50

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

74.877.166

34.751.955

+115,46

Hóa chất

45.893.994

33.805.745

+35,76

Xơ, sợi dệt các loại

45.068.700

30.287.511

+48,80

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

43.416.998

41.014.855

+5,86

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

43.124.983

48.595.410

-11,26

Sản phẩm hóa chất

35.746.808

32.232.900

+10,90

Nguyên phụ liệu dược phẩm

34.209.501

21.960.994

+55,77

Chất dẻo nguyên liệu

32.413.550

32.075.610

+1,05

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

24.871.196

18.219.602

+36,51

Vải các loại

24.859.694

29.740.525

-16,41

Ô tô nguyên chiếc các loại

22.866.166

41.562.369

-44,98

Kim loại thường khác

20.017.987

32.045.455

-37,53

Linh kiện, phụ tùng ô tô

12.637.375

10.337.343

+22,25

Giấy các loại

12.345.459

14.749.515

-16,30

Hàng rau quả

8.615.345

4.294.529

+100,61

Nguyên phụ liệu thuốc lá

8.151.936

6.716.459

+21,37

Quặng và khoáng sản khác

7.130.729

11.383.420

-37,36

Sản phẩm từ sắt thép

7.085.933

8.636.095

-17,95

Sản phẩm từ chất dẻo

6.480.515

5.039.907

+28,58

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

5.834.540

5.573.910

+4,68

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

3.613.066

4.350.104

-16,94

Sản phẩm từ cao su

3.543.755

2.692.821

+31,60

Dầu mỡ động thực vật

2.721.808

1.112.807

+144,59

Phân bón các loại

1.785.194

2.633.720

-32,22

Ngô

460.845

1.176.030

-60,81

 

Nguồn: Vinanet