Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu rau quả đạt trên 1,15 tỷ USD, tăng mạnh trên 78,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó riêng tháng 9/2017 nhập khẩu rau quả đạt 136,92 triệu USD, giảm 16,7% so với tháng 8/2017.

Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất từ thị trường Thái Lan, đạt 680,73 triệu USD trong 9 tháng đầu năm, tăng 135% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 59% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây và rau quả của cả nước.

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn thứ 2 cho Việt Nam chiếm 17%, đạt 195,67 triệu USD, tăng 33%. Ngoài ra, rau quả còn được nhập từ Hoa Kỳ đạt 69,79 triệu USD, chiếm 6%, tăng 23% và từ Australia đạt 50,81 triệu USD, chiếm 4,4% tăng 41,4%.

Việt Nam nhập khẩu rau quả từ các nước Đông Nam Á nói chung chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm 61,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước, đạt 707,83 triệu USD, tăng mạnh 122% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu rau quả từ hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài thị trường Thái Lan có tốc độ tăng mạnh về kim ngạch, thị nhập khẩu rau quả từ thị trường Ấn Độ cũng tăng mạnh 106% so với cùng kỳ, đạt 15,6 triệu USD; bên cạnh đó, nhập khẩu cũng tăng tương đối cao từ một số thị trường như: Hàn Quốc tăng 77,8%, từ NewZealand tăng 41%, từ Australia tăng 41%, từ Brazil tăng 38%.  

Tuy nhiên, nhập khẩu rau quả sụt giảm từ các thị trường: Malaysia giảm 20%, Israel giảm 15,5%, Myanmar giảm 2,6% so với cùng kỳ.

Đối với rau quả nhập khẩu từ thị trường Australia tuy đứng thứ 4 về kim ngạch, nhưng có mức tăng kim ngạch tương đối lớn so với cùng kỳ, tăng trên 41%. Riêng đối với quả Anh đào nhập khẩu từ Australia vào Việt Nam sắp tới sẽ bị siết chặt kiểm dịch.

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quy định yêu cầu Kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với anh đào quả tươi xuất xứ từ Australia. Theo đó, quả anh đào xuất xứ từ vùng Tasmania và Riverland thì không phải xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu và phải được ghi rõ vào phần khai báo bổ sung của Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Đối với, anh đào xuất xứ từ vùng Western Australia phải áp dụng các biện pháp xử lý trước khi xuất khẩu: Chiếu xạ với liều lượng 200 Gray; hoặc Xử lý lạnh với nhiệt độ ≤ 3oC trong thời gian 20 ngày.

Ngoài ra, với anh đào xuất xứ từ các vùng còn lại phải áp dụng các biện pháp xử lý trước khi xuất khẩu: Chiếu xạ với liều lượng 200 Gray; hoặc Xử lý lạnh với nhiệt độ ≤ 3oC trong thời gian 14 ngày hoặc nhiệt độ ≤ 1oC trong thời gian 12 ngày.

Phần khai báo bổ sung của Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ:“The inspected consignment conforms to the phytosanytary requirements for importation of fresh cherry fruits (Prunus avium) imported from Australia into Vietnam”.

Nhập khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2017. ĐVT: USD

Thị trường

T9/2017

(%) T9/2017 so với T8/2017

9T/2017

(%) 9T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch NK

136.922.157

-16,71

1.154.093.121

+78,4

Thái Lan

62.940.662

-37,72

680.732.292

+135,08

Trung Quốc

35.752.529

+35,23

195.672.169

+33,19

Hoa Kỳ

10.226.309

-11,84

69.792.418

+22,9

Australia

9.958.316

+15,05

50.808.548

+41,42

New Zealand

2.723.507

-18,33

27.204.106

+40,68

Myanmar

1.568.733

-18,6

25.236.161

-2,62

Ấn Độ

1.489.726

-15,59

15.600.330

+105,55

Nam Phi

255.614

-53,04

11.443.015

+30,17

Hàn Quốc

1.899.268

+60,51

9.373.466

+77,8

Chile

146.248

+463,16

4.806.039

+44,27

Brazil

245.666

+134,6

3.456.471

+36,85

Malaysia

202.474

+8,68

1.860.832

-19,93

Israel

146.730

-40,55

1.492.142

-15,53


Nguồn: Vinanet