Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ trong quí I/2017 tăng trên 17% so với quí I/2016, đạt gần 1,8 tỷ USD; Riêng tháng 3/2017 đạt 713,1 triệu USD, tăng 57% so với tháng 2/2017; trong đó, sản phẩm gỗ đạt gần gần 1,3 tỷ USD, chiếm 72,6% trong tổng kim ngạch, tăng 14,3%.

Gỗ và sản phẩm gỗ đang dẫn đầu về giá trị XK trong các nhóm hàng nông lâm thủy sản. Năm 2017, ngành gỗ đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 8 - 10%, đạt 7,5 tỷ USD và đến năm 2020 đạt 10 tỷ USD.

Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ, với  691,5triệu USD, chiếm 39% trong tổng kim ngạch, tăng 16% so với cùng kỳ; tiếp đến thị trường Trung Quốc 276,5 triệu USD, chiếm 15,5%, tăng 62,6%; Nhật Bản 256,9 triệu USD, chiếm 14,5%, tăng 6,6%; sang Hàn Quốc 143,8 triệu USD, tăng 16,6%.

Xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường trong quí I/2017 thì thấy hầu hết đều có tốc độ tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: xuất khẩu sang Séc (tăng 73%, đạt 0,3 triệu USD), sang Trung Quốc (tăng 62,6%, đạt 276,5 triệu USD); sang Đan Mạch (tăng 63,5%, đạt 5,9 triệu USD) và Thụy Điển (tăng 52,5% , đạt 10,9 triệu USD).

Ngược lại, xuất khẩu nhóm hàng này sụt giảm mạnh so với cùng kỳ ở các thị trường như: Hồng Kông (- 65,7%), Thổ Nhĩ Kỳ (-61%), Bồ Đào Nha (-37,5%);  Thụy Sỹ (-35,8%); Ả Rập Xê út (-34,5%).

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, để đẩy mạnh XK gỗ trong năm 2017, 2 giải pháp lớn đã được đề ra. Thứ nhất là chọn ưu tiên phát triển mặt hàng ván nhân tạo vì mặt hàng này hoàn toàn sử dụng gỗ rừng trồng trong nước. Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đủ điều kiện, công nghệ để sản xuất sản phẩm này. Thứ hai là đa dạng hóa thị trường XK theo hướng tập trung nhiều hơn vào các thị trường đang có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Đông…

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ XK gỗ và sản phẩm quí I/2017

ĐVT: USD

Mặt hàng

Qúi I/2017

Quí I/2016

+/- (%)

Quí I/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

713.148.527

1.780.029.487

+17,1

Sản phẩm gỗ

518.394.894

1.293.011.023

+14,3

Hoa Kỳ

278.000.095

691.467.499

+16,0

Trung Quốc

114.052.731

276.527.024

+62,6

Nhật Bản

100.561.346

256.878.549

+6,6

Hàn Quốc

61.567.056

143.840.881

+16,6

Anh

30.711.922

73.940.683

-8,7

Đức

14.290.197

40.133.595

+16,5

Australia

13.725.859

35.453.412

+14,2

Canada

12.684.139

34.310.230

+9,9

Pháp

9.610.446

27.279.062

+6,4

Hà Lan

9.247.676

24.217.495

+9,5

Đài Loan

5.017.672

13.928.697

-1,9

Ấn Độ

4.236.514

12.241.710

-5,0

Thụy Điển

3.916.912

10.856.415

+52,5

Italy

3.726.614

10.740.201

+20,6

Malaysia

4.736.006

10.593.823

+34,0

Tây Ban Nha

3.729.257

9.673.953

+36,6

Bỉ

3.374.940

8.304.091

-2,1

Đan Mạch

2.224.589

5.919.273

+63,5

Ba Lan

2.220.178

5.400.237

-3,5

UAE

1.956.887

5.292.618

+26,2

New Zealand

2.011.916

4.601.785

+10,1

Thái Lan

1.532.767

4.568.384

+7,1

Singapore

1.856.818

4.354.760

+26,2

Hồng Kông

1.542.981

4.064.055

-65,7

Ả Rập Xê út

1.485.610

3.824.739

-34,5

Cô Oét

1.116.454

2.346.189

+36,1

Hy Lạp

936.900

2.319.635

+10,7

Nam Phi

1.213.588

2.220.036

+47,0

Campuchia

1.181.776

2.203.447

-22,0

Mexico

476.455

1.900.248

-16,6

Thổ Nhĩ Kỳ

939.656

1.612.556

-61,1

Nga

377.597

1.374.305

+33,4

Na Uy

404.492

1.079.303

-1,8

Bồ Đào Nha

167.931

858.482

-37,5

Phần Lan

322.858

439.413

-29,1

Áo

173.955

426.018

-16,3

Thụy Sỹ

161.211

346.847

-35,8

Séc

158.985

342.960

+73,3

 

Nguồn: Vinanet