Có 6 thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD trong 2 tháng đầu năm đó là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á; trong đó, xuất sang Nhật Bản đạt 180,1 triệu USD, chiếm 16,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu sang Mỹ đạt 177,88 triệu USD, chiếm 16%, tăng 8%. EU chiếm 14,5%, đạt 161,21 triệu USD, giảm 11%. Trung Quốc chiếm 10,9%, đạt 121,24 triệu USD, tăng 8,8%. Hàn Quốc chiếm 9,6%, đạt 106,66 triệu USD, tăng 1%. Đông Nam Á chiếm 9,1%, đạt 101,17 triệu USD, tăng 9,2%.
Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang gần như toàn bộ các thị trường trong tháng 2/2019 đều sụt giảm kim ngạch so với tháng 1/2019, trong đó các thị trường giảm mạnh 74 – 85% là Brazil, Kuwait, Ba Lan. Mặc dù vậy nhưng tính chung trong cả 2 tháng đầu năm nay, số thị trường tăng kim ngạch lại chiếm đa số, trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường: Ukraine tăng 185,8%, đạt 3,04 triệu USD; Ai Cập tăng 110,5%, đạt 6,43 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 70,7%, đạt 1,57 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu thủy sản sang Saudi Arabia lại giảm rất mạnh 98,7%, chỉ đạt 0,17 triệu USD. Xuất khẩu còn giảm mạnh ở một số thị trường: Indonesia giảm 87,9%, đạt 0,05 triệu USD; Pakistan giảm 80,2%, đạt 1,65 triệu USD; Séc giảm 57,6%, đạt 0,46 triệu USD.
Dự đoán về xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh với Myanmar tại thị trường Trung Quốc, do Liên hiệp Thủy sản Myanmar (MFF) cùng công ty TNHH Global Earth Public đang hoàn thiện dự án tại khu vực Ayeyawady, để sản xuất cá da trơn xuất khẩu. Dự án bao gồm các trang trại nuôi cá, các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến và kho lạnh. Dự án đang triển khai nuôi 6 triệu cá giống và hiện đang chuẩn bị 404 ha để nuôi cá thành phẩm. Tất cả cá sản xuất trong dự án nhằm mục tiêu xuất khẩu.
Đối với ngành tôm, ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Như vậy, tôm Việt Nam xuất đi Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này. Các sản phẩm tôm chế biến sẵn với tính tiện dụng cao sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới do ngành kinh doanh thực phẩm ăn sẵn của Nhật Bản phát triển khi số người độc thân gia tăng, tỷ lệ nội trợ giảm.
Để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, doanh nghiệp nên đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho sản phẩm của mình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dự báo năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2018.
Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tại thị trường trong nước, cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 28.000-28.500 đồng/kg đối với cá tra loại I (700-900g/con). Nguyên nhân do nguồn cung cá nguyên liệu gia tăng sau kỳ nghỉ Tết trong khi đơn đặt hàng ở mức thấp khiến giá cá nguyên liệu sụt giảm.
Đối với thị trường tôm, giá tôm sú sống tại thị trường trong nước trong tháng tiếp tục tăng, sau kỳ nghỉ Tết người dân muốn chuyển sang dùng hải sản thay cho thịt nên mặt hàng tôm nguyên liệu tăng nhẹ. Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú sống (oxy) cỡ 20-40 con/kg tăng 80.000 - 100.000 đồng/kg so với tháng trước lên mức 230.000-370.000 đ/kg; tôm sú ướp đá cỡ cỡ 30-40 con/kg tăng 10.000 đồng/kg đạt 130.000-180.000 đồng/kg.
Giá tôm thẻ ướp đá biến động tùy thời điểm trong tháng nhưng hiện ở mức tương đương với tháng trước. Cụ thể, tôm cỡ 60 con/kg có giá từ 100.000-102.000 đồng/kg; cỡ 70 con/kg có giá 90.000-92.000 đồng/kg; cỡ 100 con/kg giá từ 80.000-82.000 đồng/kg.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Thị trường

T2/2019

+/- so với tháng 1/2019 (%)*

2T/2019

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Tổng kim ngạch XK

372.783.611

-49,7

1.109.471.471

3,51

Nhật Bản

56.694.791

-54,09

180.102.764

13,04

Mỹ

60.710.763

-48,41

177.876.377

7,97

EU

53.179.940

-50,79

161.205.478

-11,1

Trung Quốc đại lục

47.166.651

-39,34

121.242.981

8,78

Hàn Quốc

32.761.034

-55,52

106.660.898

1,04

Đông Nam Á

35.064.585

-47,02

101.172.653

9,17

Thái Lan

13.960.346

-54,03

44.272.611

7,54

Anh

13.904.227

-42,48

38.074.974

16,65

Canada

10.869.622

-44

30.275.017

13,72

Hà Lan

10.060.816

-49,71

30.067.293

-23

Mexico

8.727.765

-56,02

28.463.666

35,56

Australia

8.715.775

-51,28

26.530.737

2,05

Hồng Kông (TQ)

10.019.061

-39,58

26.453.084

-0,6

Đức

8.102.535

-53,06

25.362.465

-7,79

Philippines

6.537.806

-45,36

18.581.281

24,97

Malaysia

7.470.083

-26,43

17.678.387

21,6

Singapore

5.287.887

-55,29

16.960.777

-2,18

Bỉ

5.069.811

-52,77

15.795.978

-26,65

Đài Loan (TQ)

6.385.770

-31,54

15.716.644

20,37

Brazil

3.198.996

-73,91

15.461.493

-4,76

Nga

3.419.873

-64,84

13.148.366

17,79

Pháp

4.370.502

-48,84

12.913.909

-14,62

Israel

4.266.420

-42,11

11.636.418

1,16

Italia

3.137.314

-55,57

10.199.165

-40,55

Tây Ban Nha

2.350.356

-68,95

9.918.884

35,68

Colombia

3.806.841

-7,87

8.007.300

-32,36

U.A.E

2.227.738

-49,64

6.651.642

-3,64

Ai Cập

2.621.490

-31,17

6.430.194

110,48

Đan Mạch

1.899.543

-51,05

5.744.690

8,72

Bồ Đào Nha

2.048.104

-43,29

5.659.757

-15,15

Ấn Độ

1.764.530

-30,11

4.288.070

-8,87

Thụy Sỹ

1.420.059

-33,08

3.540.319

-6,39

Campuchia

1.628.877

-6,73

3.370.302

-16,38

Ba Lan

499.877

-82,41

3.341.034

-8,41

New Zealand

952.682

-57,26

3.181.733

21,01

Ukraine

826.357

-62,64

3.038.146

185,82

Pakistan

840.870

3,34

1.654.553

-80,24

Thổ Nhĩ Kỳ

455.797

-59,17

1.572.025

70,66

Hy Lạp

600.953

-22,97

1.381.094

0,43

Iraq

387.784

-60,71

1.374.704

32,83

Thụy Điển

545.841

-22,29

1.248.226

-33,93

Romania

428.904

-29,34

1.035.888

-1,26

Kuwait

129.331

-84,77

978.325

-6,45

Séc

161.157

-46,82

462.121

-57,58

Brunây

138.514

15,23

258.719

-17,51

Saudi Arabia

58.650

-48,55

172.650

-98,65

Indonesia

41.072

 

50.576

-87,88

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: Vinanet