Kết thúc năm 2016, thương mại giữa Việt Nam và Indonesia chỉ đạt 5,5 tỷ USD, giảm 0,1% so với năm 2015. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia 2,1 tỷ USD, giảm 8,21% và nhập khẩu từ Indonesia 2,9 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm trước.

Như vậy, năm 2016, Việt Nam đã nhập siêu từ Indonesia 352,7 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia chủ yếu các mặt hàng máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện, nguyên phụ liệu dệt may da giày và nhóm hàng nông sản, trong đó điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chính, đạt kim ngạch cao nhất  628,9 triệu USD, chiếm 24% tổng kim ngạch, giảm 10,24% so với năm 2015. Đứng thứ hai về kim ngạch là sắt thép, với 328,7 triệu USD, giảm 1,51%, kế đến là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, tăng 14,04%, đạt 215 triệu USD…

Nhìn chung, năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia các mặt hàng đều suy giảm về kim ngạch, chiếm 51,5%, giảm mạnh nhất là mặt hàng clanke và xi măng, giảm 87,25%, tương ứng với 8,6 triệu USD. Ngược lại các mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng dương chiếm 48,4% và chất dẻo nguyên liệu có tốc độ xuất khẩu tăng mạnh nhất, tăng 101,12% tuy kim ngạch chỉ đạt 89,7 triệu USD.

Việt Nam cũng nhập khẩu từ Indonesia chủ yếu các mặt hàng như: máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, gỗ và sản phẩm, xơ sợi dệt…

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

Năm 2016

So với năm 2015(%)

Tổng

2.618.096.723

-8,21

điện thoại các loại và linh kiện

628.928.928

-10,24

sắt thép các loại

328.774.521

-1,51

máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

215.042.417

14,04

nguyên phụ liệu dệt, may,da giày

163.799.564

6,12

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

152.433.514

26,60

gạo

128.570.833

-51,80

phương tiện vận tải và phụ tùng

115.901.034

20,12

hàng dệt, may

113.541.991

-13,74

chất dẻo nguyên liệu

89.733.381

101,12

sản phẩm từ chất dẻo

84.767.526

32,65

sản phẩm từ sắt thép

45.229.602

3,37

xơ, sợi dệt các loại

43.728.377

-18,36

sản phẩm hóa chất

43.192.728

-61,50

kim loại thường khác và sản phẩm

32.915.452

14,56

dây điện và dây cáp điện

32.356.621

-13,50

giày dép các loại

30.009.081

26,17

Cà phê

29.948.596

-5,26

vải mành, vải kỹ thuật khác

23.815.311

48,07

giấy và các sản phẩm từ giấy

17.592.610

20,31

thức ăn gia súc và nguyên liệu

17.503.797

35,63

cao su

15.957.546

19,82

Chè

13.484.382

46,16

than đá

10.112.451

-14,94

hóa chất

9.597.774

-48,13

sản phẩm từ cao su

9.119.380

-1,80

Hàng rau quả

8.978.798

7,87

clanke và xi măng

8.650.016

-87,25

Hàng thủy sản

4.835.511

72,38

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.693.533

-17,83

sản phẩm gốm, sứ

2.662.644

-29,97

sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

1.782.152

-18,65

quặng và khoáng sản

708.540

-71,11

xăng dầu các loại

263.658

-67,87

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, theo thông tin đăng tải trên Thời báo Jakarta (The Jakarta Post) ngày 11/2, hiện nay cam nhập khẩu từ nước ngoài vào Indonesia đa và đang chiếm ưu thế, tạo nhiều sức ép lên cam nội địa của nước này.

Loại cam được nhập vào Indonesia chủ yếu gồm cam/quýt từ Trung Quốc, cam Navel từ Australia, cam từ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và cam Kinnow từ Pakistan.

Nguyên nhân chính là do cam trong nước có chất lượng và hình thức kém hơn so với cam nhập khẩu. Ngoài ra, cam nhập khẩu được bán với giá hết sức cạnh tranh, không đắt hơn nhiều so với cam nội địa (28.000 IDR/kg cam nhập so với 24.000 IDR/kg cam nội địa) cũng khiến các hộ nông dân tại Indonesia gặp nhiều bất lợi.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp Indonesia vẫn đang áp dụng một số rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

Theo đánh giá của Thương vụ, đây sẽ là cơ hội tiếp cận thị trường Indonesia cho các sản phẩm nông sản nói chung và cam Việt Nam nói riêng. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu cam trong nước nghiên cứu, tìm hiểu, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Indonesia trong thời gian tới.

 

Nguồn: Vinanet