Nhập khẩu
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 4/2019 nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đều sụt giảm cả về lượng và trị giá so với tháng 3/2019, giảm lần lượt 18% và 20% tương ứng với 10,86 nghìn chiếc, trị giá 244,23 triệu USD – đây là tháng thứ có lượng giảm liên tiếp.
Tính chung 4 tháng năm 2019, ô tô nhập về đạt 50,68 nghìn chiếc, trị giá 1,12 tỷ USD, tăng gấp 7,6 lần về lượng (tương ứng 662,2%) và gấp 6,3 lần trị giá (tương ứng 535,7%) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu ô tô có xuất xứ từ Thái Lan, chiếm tới 64% đạt 32,43 nghìn chiếc, trị giá 632,2 triệu USD, tăng gấp 5,6 lần về lượng (tương ứng 469,09%) và gấp 5,4 lần trị giá (tương ứng 441,24%).
Đặc biệt, ô tô xuất xứ từ Indonesia trong 4 tháng 2019 tăng đột biến, tuy chỉ chiếm 25% đạt 12,7 nghìn chiếc, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 400 lần (tương ứng 424000%), trị giá 190,65 triệu USD. Ngoài thị trường Indonesia, thì ô tô có xuất xứ từ Nhật Bản, Anh, Đức cũng tăng mạnh.
Ở chiều ngược lại, ô tô xuất xứ từ thị trường Pháp sụt giảm 25% về lượng và 64,84% về trị giá, tương ứng với 9 chiếc, trị giá 657,5 nghìn USD.
Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ thị trường nhập khẩu ô tô có thêm thị trường Ấn Độ với 56 chiếc, trị giá 17,3 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu ôtô 4 tháng năm 2019

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Tiêu thụ
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), toàn thị trường trong tháng 4/2019 tiêu thụ hơn 21.021 xe, giảm 35% so với cùng kỳ tháng 3/2018 và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể theo VAMA, trong tháng 4/2019, doanh số bán hàng của xe du lịch đạt 14.362 xe, giảm 36% so với tháng trước; xe thương mại đạt 6.079 xe, giảm 32% so với tháng trước; xe chuyên dụng đạt 580 xe, giảm 33% so với tháng trước.
Về nguồn gốc, trong tháng 4, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 14.047 xe, giảm 29% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 6.947 xe, giảm 44% so với tháng trước.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 4/2019, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xe ô tô du lịch tăng 38%; xe thương mại giảm 1% và xe chuyên dụng giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về nguồn gốc, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 11%, trong khi xe nhập khẩu tăng 202% so với cùng kì năm ngoái.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: vinanet