Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng chủ đạo xuất khẩu sang U.A.E đạt 1,65 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 80% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này.
Ngoài nhóm hàng chủ đạo điện thoại các loại và linh kiện, còn một só nhóm hàng cũng đạt kim ngạch tương đối cao như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 93,48 triệu USD, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 4,5% tổng kim ngạch. Giày dép đạt 42,13 triệu USD, chiếm 2% trong tổng kim ngạch, tăng 43,3%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 31,76 triệu USD, giảm 16,6%.
Nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu sang U.A.E trong 4 tháng đầu năm nay đa số bị giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó các nhóm hàng giảm mạnh gồm có: Sắt thép giảm 58,7%, đạt 2,79 triệu USD; hạt điều giảm 52,1%, đạt 4,35 triệu USD; chè giảm 51,2%, đạt 0,47 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 46,2%, đạt 4,97 triệu USD.
Tuy nhiên, nhóm hàng đá quý kim loại quý xuất khẩu sang thị trường này lại tăng đột biến 829,5% so với cùng kỳ, đạt 5,96 triệu USD.
Triển vọng xuất khẩu sang Trung Đông
Theo nhận định cảu các chuyên gia, thị trường U.A.E nói riêng và Khu vực Trung Đông nói chung có sức mua lớn, khả năng thanh toán cao, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của khu vực này cũng phù hợp với những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Do đó, đây là thị trường rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt nếu có chiến lược tiếp cận đúng đắn.
Các nước Trung Đông hiện đang nhập khẩu một số lượng lớn các mặt hàng lương thực thực phẩm với 80% lượng hàng hóa tiêu thụ của khu vực này, tương đương 40 tỷ USD mỗi năm. Dự báo con số này sẽ tăng lên 70 tỷ USD đến năm 2035.
Theo đó, các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Đông là nông sản, thủy hải sản, dệt may, da giày,… Ngoài ra, phần lớn các quốc gia tại đây cũng đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước nên khả năng nhập khẩu vật liệu xây dựng, máy móc, phụ tùng, sản phẩm linh kiện điện tử lớn. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp về xây dựng tiếp cận, mở rộng thị trường tại các quốc gia này.
Trong những năm qua, thương mại Việt Nam - Trung Đông liên tục tăng trưởng cao, năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 12 tỷ USD; đến năm 2018 con số này là gần 14 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 8,7 tỷ USD và nhập khẩu gần 3 tỷ USD.
Những thị trường xuất khẩu chính là Các Tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Israel. Các mặt hàng thủy sản gồm có cá tra, cá ba sa được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường Saudi, UAE, Kuwait.
Tuy nhiên, khi làm ăn với các nước khu vực Trung Đông vẫn phải đối mặt với một số rào cản như khoảng cách địa lý, phong tục tập quán. Một trong những đặc điểm cần đặc biệt lưu tâm là sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn Halal. Nếu bước qua được rào cản đầu tiên về Halal này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thâm nhập được vào thị trường các nước Hồi giáo ở Trung Đông. Tuy nhiên, hiện mới chỉ gần 1.000 DN Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn này. Đây là con số còn quá ít so với 300.000 DN thành lập mỗi năm.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận thị trường và phát triển kinh doanh tại các quốc gia Trung Đông cũng phải đối mặt với một số thách thức như: chiến tranh thương mại Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc nội chiến, xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc là những vấn đề chính trị nhức nhối.
Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam lưu ý và vượt qua các rào cản này thì lợi nhuận là rất lớn, Trung Đông là trạm trung chuyển để hàng xuất khẩu của Việt Nam tiến vào thị trường châu Phi.
Các nước Trung Đông có 95% nguồn ngoại tệ thu được từ chế biến và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt. Cùng với đó là hệ thống ngân hàng liên kết quốc tế rất phát triển nên khả năng thanh toán, chi trả tại thị trường này khá tốt. Ngoài ra, hiện tại, có 10/15 quốc gia tham gia vào WTO cũng với sự hỗ trợ của Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC) nên các sản phẩm xuất khẩu sang khối thị trường này sẽ được hưởng ưu đãi thuế từ 0 – 5%.
Hiện Việt Nam có 6 cơ quan thương vụ tại khu vực này, là cấu nối để giúp các doanh nghiệp Việt Nam muốn có nhu cầu tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp, sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách, mẫu mã phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chất lượng và tập quán tiêu dùng của thị trường Trung Đông.
Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng thương hiệu, cải thiện chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến lược phát triển thị trường, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, nghiên cứu khả năng thành lập văn phòng đại diện hoặc kho ngoại quan để thuận lợi hơn cho công việc kinh doanh tại khu vực này.

Xuất khẩu hàng hóa sang U.A.E 4 tháng đầu năm 2019

 ĐVT: USD

Nhóm hàng

T4/2019

+/- so tháng T3/2019(%)

4T/2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

536.252.348

-20,71

2.064.825.711

3,76

Điện thoại các loại và linh kiện

429.835.320

-22,05

1.650.845.728

5,09

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

26.532.709

-11,55

93.482.230

-17,26

Giày dép các loại

11.325.973

-24,49

42.133.697

43,28

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

6.458.808

-36,6

31.757.211

-16,64

Hàng dệt, may

5.914.836

-6

21.665.201

-25,04

Hàng thủy sản

5.804.224

-10,75

18.959.404

-17,11

Hàng rau quả

2.720.596

-32,84

13.197.280

-12,73

Hạt tiêu

2.998.415

-30,76

11.751.965

-16,38

Gạo

2.432.480

-4,53

9.159.238

4,91

Gỗ và sản phẩm gỗ

2.074.130

16,49

8.999.125

9,01

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

1.934.779

-42,64

8.666.777

-10,87

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.548.765

140,51

5.964.381

829,49

Phương tiện vận tải và phụ tùng

1.411.508

34,67

4.968.994

-46,21

Hạt điều

1.194.258

7,6

4.348.828

-52,14

Sản phẩm từ chất dẻo

885.257

-36,12

3.885.997

-1,91

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

988.990

10,37

3.102.096

-17,35

Sắt thép các loại

895.250

318,66

2.794.262

-58,66

Sản phẩm từ sắt thép

536.336

23,91

1.515.694

39,28

Giấy và các sản phẩm từ giấy

228.503

-24,7

1.436.633

20,09

Chè

 

-100

474.598

-51,17

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: Vinanet