Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, trong 9 tháng đầu năm 2018, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 179,47 tỷ USD, tăng 15,8% tương ứng tăng 24,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Riêng xuất sang thị trường Trung Quốc thu về 28,8 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng kim ngạch, tăng 29,59% so với 9 tháng năm 2017 – đây cũng là một trong 3 ba thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, chỉ đứng sau thị trường Ấn Độ (tăng 88,6%).
Tính riêng tháng 9/2018 trị giá xuất sang Trung Quốc đạt 4,45 tỷ USD, tăng 0,87% so với tháng 8/2018 và tăng 27,07% so với tháng 9/2017.
Trong rổ hàng hóa xuất sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay có 7 nhóm hàng trị giá tỷ USD đó là máy vi tính sản phẩm điện tử, linh kiện đạt cao nhất trên 6 tỷ USD, tăng 28,6%, mặc dù tháng 9/2018 trị giá chỉ có 810,3 triệu USD, giảm 1,41% so với thang s 8/2018 nhưng tăng 30,41% so với tháng 9/2017.
Thứ hai là điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,77 tỷ USD, tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 138,6%) so với cùng kỳ. Thứ ba là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 1,79 tỷ U SD, tăng 49,89%, kế đến là máy móc thiết bị giảm 7,64% chỉ đạt trên 1 tỷ USD.
Ba nhóm hàng còn lại đạt trị giá trên 1 tỷ USD đó là xơ sợi dệt, dệt may và giày dép đều có tốc độ tăng trưởng lần lượt 10,36% đạt 1,6 tỷ USD; tăng 40,39% đạt 1,07 tỷ USD và tăng 28,35% đạt 1,05 tỷ USD.
Đặc biệt 9 tháng đầu năm 2018 nhóm hàng clanke và xi măng xuất sang Trung Quốc tăng đột biến cả về lượng và trị giá, tăng tương ứng gấp 77,4 lần về lượng (tức tăng 7639,02%) và gấp 90 lần về trị giá (tức tăng 8909,03%) tuy chỉ đạt 6,5 triệu tấn, trị giá 235,4 triệu USD, giá xuất bình quân 34,89 USD/tấn, tăng 16,41% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng mạnh nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, tuy lượng chỉ có 433,7 nghìn tấn, trị giá 350 triệu USD, nhưng gấp 3,5 lần về lượng và 3,4 lần trị giá so với cùng kỳ.
Đối với nhóm hàng nông sản xuất sang Trung Quốc thời gian này đều sụt giảm, cụ thể như gạo giảm 37,21% về lượng và 27,65% trị giá; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 37,17% về lượng và 3,79% trị giá; hạt điều giảm 1,26% về lượng và 7,1% trị giá; cao su lượng có tăng 8,62% nhưng trị giá giảm 12,53%... Một trong những nguyên nhân bởi Trung Quốc hiện đã trở thành thị trường có yêu câu cao về chất lượng sản phẩm. Mới đây, một số địa phương của Trung Quốc đưa ra quy định về truy xuất nguồn gốc đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đang siết chặt quản lý về an toàn thực phẩm, hàng rào kiểm dịch.
Vậy để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam phải dần thay đổi cách thức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để đáp ứng các quy định thị trường nhập khẩu đặt ra. Để xây dựng được thương hiệu sản phẩm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu phía Trung Quốc đặt ra như kiểm dịch kiểm nghiệm, cung cấp thông tin tình hình trồng trọt, nơi sản xuất, bao gói ghi rõ tên sản phẩm, số hồ sơ vườn trồng...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc. Trước khi xuất khẩu cần phân loại rõ ràng phẩm cấp, quy cách của từng loại hàng cụ thể. Nghiên cứu thiết kế bao bì riêng cho thị trường Trung Quốc, trong đó nên ưu tiên các thông tin trên bao bì bằng tiếng Trung…

Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc 9 tháng năm 2018

Mặt hàng

9T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

28.807.875.704

 

29,59

Hàng thủy sản

 

720.186.742

 

-8,13

Hàng rau quả

 

2.203.549.206

 

10,36

Hạt điều

30.198

274.796.473

-1,26

-7,10

Cà phê

31.995

78.073.087

50,96

25,99

Chè

7.786

11.534.084

-6,98

11,09

Gạo

1.127.152

580.884.343

-37,21

-27,65

Sắn và các sản phẩm từ sắn

1.598.560

606.907.642

-37,17

-3,79

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

55.240.580

 

1,25

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

172.067.203

 

15,18

Quặng và khoáng sản khác

1.738.056

51.151.312

-38,73

-21,89

Clanhke và xi măng

6.559.591

235.425.351

7,639,02

8,909,03

Than các loại

2.213

149.65

-83,40

-84,03

Dầu thô

828.854

469.904.976

-53,31

-34,74

Xăng dầu các loại

343.442

243.516.189

13,03

42,12

Hóa chất

 

305.620.070

 

92,44

Sản phẩm hóa chất

 

98.117.036

 

34,63

Sản phẩm từ chất dẻo

 

81.807.507

 

85,65

Cao su

661.985

899.778.081

8,62

-12,53

Sản phẩm từ cao su

 

65.835.442

 

24,06

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

117.920.383

 

9,45

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

8.916.575

 

48,79

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

812.575.372

 

3,79

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

197.481.628

 

391,43

Xơ, sợi dệt các loại

574.824

1.632.119.190

6,86

10,36

Hàng dệt, may

 

1.076.876.584

 

40,39

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 

8.754.415

 

-6,61

Giày dép các loại

 

1.057.151.530

 

28,35

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

220.716.956

 

0,67

Sản phẩm gốm, sứ

 

10.839.540

 

104,54

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

26.679.201

 

-50,69

Sắt thép các loại

5.495

7.681.854

-14,74

-12,75

Sản phẩm từ sắt thép

 

45.358.722

 

11,08

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

98.045.368

 

29,22

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

6.006.203.804

 

28,60

Điện thoại các loại và linh kiện

 

5.776.285.499

 

138,60

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

1.796.587.385

 

49,89

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

1.089.013.343

 

-7,64

Dây điện và dây cáp điện

 

469.250.365

 

47,69

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

200.923.151

 

13,07

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

9.606.978

 

6,10

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

30.515.252

 

22,30

Chất dẻo nguyên liệu

433.771

350.028.654

246,05

243,78

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: vinanet