Nâng lượng cao su xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019 lên 491,6 nghìn tấn, trị giá 667,37 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và 3,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc hiện sử dụng khoảng 70% cao su tự nhiên cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe. Việc Mỹ áp thuế lên lốp xe nói riêng và các sản phẩm làm từ cao su nói chung của Trung Quốc khiến nhập khẩu cao su của nước này có xu hướng giảm. 4 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Trung Quốc gần 4,9 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 5 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc tăng cả lượng và trị giá, tuy nhiên giá xuất bình quân giảm 6,68% xuống còn 1343,75 USD/tấn, đạt 318,7 nghìn tấn, tị giá 428,3 triệu USD, tăng 15,69% về lượng và 7,96% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 5/2019, xuất khẩu cao su sang thị trường này giảm 0,5% về lượng và 0,24% trị giá tương ứng với 50,5 nghìn tấn, tị giá 71,77 triệu USD, tuy nhiên giá xuất bình quân tăng 0,26% so với tháng 4/2019 đạt 1419,39 USD/tấn.
Việt Nam là một trong 3 nguồn cung cao su lớn nhất của Trung Quốc, sau Thái Lan và Malaysia. Trong khi tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia, lần lượt giảm 7,3% và 14,6%.
Vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng lượng cao su xuất khẩu, nên việc Mỹ tăng thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới, theo Bộ Công Thương.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp cần đa dạng hoá mặt hàng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó lưu ý tới thị trường Ấn Độ, nơi có ngành sản xuất lốp xe đang phát triển rất nhanh.
Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, thì 5 tháng đầu năm nay Ấn Độ là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc, đạt 38,3 nghìn tấn, trị giá 53,3 triệu USD, tăng 44,08% về lượng và 28,7% về trị giá, giá xuất bình quân giảm 10,68% chỉ có 1390,22 USD/tấn.
Kế đến là thị trường Hàn Quốc đạt 17,1 nghìn tấn, trị giá 24,7 triệu USD, tăng 38,78% về lượng và 27,45% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất sang các thị trường khác nữa như Mỹ, Pháp, Singapore….
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam thời gian này có thêm một số thị trường mới như Bangladesh, Sri Lanka, Peru với lượng xuất lần lượt 2,8 nghìn tấn; 2,5 nghìn tấn và 669 tấn.
Đặc biệt, thời gian này Singapore tăng mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam tuy chỉ có 91 tấn, trị giá 133,4 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 3 lần về lượng (tức tăng 203,33%) và gấp 2,7 lần trị giá (tức tăng 173,84%), tuy nhiên giá xuất bình quân 9,72% so với cùng với 1466,58 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu cao su 5 tháng năm 2019

Thị trường

5T/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

318.740

428.306.287

15,69

7,96

Ấn Độ

38.356

53.323.272

44,08

28,7

Hàn Quốc

17.107

24.730.101

38,78

27,45

Mỹ

10.856

14.099.348

4,94

-8,38

Đài Loan

9.734

13.988.650

-14,15

-21,69

Thổ Nhĩ Kỳ

9.368

12.903.665

-2,59

-9,64

Malaysia

8.866

11.630.159

-51,12

-53,55

Indonesia

5.047

7.600.955

-21,45

-24,82

Italy

4.660

5.891.305

-22,41

-32,3

Brazil

3.853

4.266.930

48,14

16,98

Tây Ban Nha

3.690

4.662.028

-14,64

-25,98

Nga

2.556

3.725.124

-25,55

-27,63

Bỉ

2.023

1.932.635

14,16

-7,14

Pháp

1.593

2.401.356

78,99

71

Mexico

1.554

1.950.238

81,33

51,93

Canada

1.511

2.206.171

3,28

-1,52

Anh

1.058

1.320.739

30,14

5,94

Thụy Điển

1.048

1.437.042

26,88

15,7

Hồng Kông (TQ)

800

1.108.433

-6,65

-15,42

Phần Lan

665

951.635

-21,49

-30,54

Séc

564

755.908

86,75

54,62

Achentina

479

694.925

-31,67

-38,33

Singapore

91

133.459

203,33

173,84

Ukraine

60

98.670

-52

-55,92

(*tính toán số liệu từ TCHQ)
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, giới chuyên gia lo ngại nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc sẽ suy yếu, từ đó kích thích làn sóng bán tháo trên thị trường này trong suốt tháng 3. Bước sang tháng 4, dù quan hệ thương mại giữa hai 2 kinh tế lớn nhất thế giới vẫn bế tắc, giá cao su thế giới lại có xu hướng phục hồi.
Đợt nắng nóng tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng tác động mạnh lên thị trường cao su khi thời tiết buộc các nhà vườn phải giảm khai thác mủ. Tỉnh Vân Nam là địa phương cung cấp 50% tổng sản lượng cao su của Trung Quốc.
Cũng theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, nguồn cung cao su thiên nhiên giảm do giá cao su xuống thấp nên các hộ nông dân tại một số thị trường chủ chốt hạn chế khai thác mủ và dịch bệnh rụng lá mới bùng phát ở Indonesia.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet