Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 7/2018 nhập khẩu ngô của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá so với tháng 6/2018, giảm lần lượt 28,9% và 29,1% tương ứng với 563,8 nghìn tấn, trị giá 122,7 triêụ USD.
Tính chung, từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 Việt Nam đã nhập khẩu 5,4 triệu tấn ngô, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 28,7% về lượng và 30,9% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Ước tính tháng 8/2018 nhập khẩu 600 nghìn tấn, trị giá 130 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và 5,9% trị giá so với tháng 7/2018, nâng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 lên 6,04 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 25,4% về lượng và 29,1% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Xét về nguồn gốc, Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 50,8% và 9,2% tổng lượng ngô nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2018.
Mặc dù là hai thị trường có lượng ngô nhập khẩu đạt mức cao, nhưng so với cùng kỳ 2018 mức độ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 16,15% đối với Achentina nhưng Brazil giảm 19,13%, tương ứng với 2,7 triệu tấn; 504,2 nghìn tấn.
Tuy nhiên, thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm 2018 lại là thị trường Ấn Độ, tăng gấp 111,8 lần về lượng và 18,9 lần về trị giá, tuy lượng nhập chỉ đạt 92,3 nghìn tấm 22,4 triệu USD – đứng sau thị trường Achentina và Brazil. Được biết, theo Tổng cục Hải quan, sau một thời gian dài Việt Nam không nhập khẩu ngô từ Ấn Độ, gần đây các doanh nghiệp đã bắt đầu nhập khẩu trở lại mặt hàng này.
Cũng theo số liệu từ TCHQ, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng ngô nhập khẩu chỉ tăng từ hai thị trường Achentina và Ấn Độ, còn lại từ các thị trường đều suy giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Thái Lan, giảm 96,66% tương ứng với 5,07 nghìn tấn; các nước Đông Nam Á giảm 96,39% với 5,81 nghìn tấn và Lào giảm 63,12% với 745 tấn.
Được biết, năm 2017 sản lượng ngô của Việt Nam đạt 5,13 triệu tấn, giảm 114,6 nghìn tấn so với năm 2016 do diện tích gieo trồng giảm 52,9 nghìn ha.
Hiện nay, sản lượng ngô thu hoạch của Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu trong nước, còn lại là phải nhập khẩu. Thông thường, mỗi khi giá cả trong nước biến động tăng cao thì ngô được nhập khẩu để thay thế nguồn ngô trong nước và ngược lại, khi giá ngô trong nước rẻ hơn giá thị trường thế giới thì các nhà máy sản xuất sẽ đẩy mạnh tiêu thụ bằng nguồn trong nước.

Thị trường nhập khẩu ngô 7T/2018

Thị trường

7T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Achentina

2.769.784

539.084.087

16,15

17,14

Brazil

504.241

94.358.356

-19,13

-23,49

Ấn Độ

92.330

22.411.294

11.077,97

1.785,26

Thái Lan

5.074

11.360.162

-96,66

-75,83

Lào

745

141.450

-63,12

-64,1

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: Vinanet