Số liệu thống kê TCHQ cho biết, tháng 7/2018, Việt Nam đã xuất khẩu 142,4 nghìn tấn cao su, trị giá 188,2 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và 8,5% trị giá so với tháng 6/2018 - đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp, nâng lượng cao su xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 lên 706,9 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng nhưng kim ngạch giảm 9,7%. Giá xuất bình quân giảm 19,6% xuống 1426,8 USD/tấn.

Nguyên nhân giảm do giá thế giới liên tục sụt giảm từ đầu tháng 7 đến nay bởi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang đã gây áp lực lên giá cao su. Giá cao su tại Sở giao dịch TOCOM ở Tokyo, Nhật Bản tính đến 30/7/2018 giảm 3% so với cùng kỳ xuống ngưỡng 1.400 USD/tấn.
Từ lâu Trung Quốc lục địa là thị trường chủ lực xuất khẩu cao su của Việt Nam, nhưng trong 7 tháng năm 2018 kim ngạch xuất sang thị trường này suy giảm 7,57% mặc dù lượng tăng 15,25%, tương ứng với 454,8 nghìn tấn (chiếm 64,3% thị phần); 638,4 triệu USD. Yếu tố khiến kim ngạch suy giảm do hơn một tháng nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đua nhau bán tháo rất nhiều mặt hàng, trong đó có lốp cao su, đồng thời giảm nhập nguyên liệu mủ cao su.
Ngoài ra, xuất sang các nước EU cũng chiếm tới 71,% và Đông Nam Á chiếm 5,4%.
Bên cạnh đó, cao su còn được xuất sang Ấn Độ, Malasyia, Đức đây là những thị trường có lượng xuất trên 20 nghìn tấn, lần lượt đạt 37,6 nghìn tấn; 29,2 nghìn tấn và 21,9 nghìn tấn. Đồng thời, xuất sang các thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan (TQ), Thổ Nhĩ Kỳ đều đạt trên 10 nghìn tấn…
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu cao su đều sụt giảm ở các thị trường chiếm 64%. Đáng chú ý, mặc dù Trung Quốc là thị trường truyền thống, nhưng xuất sang thị trường Ấn Độ và Đức lại có mức tăng nhanh hơn và được giá hơn.
Thời gian này, thay vì xuất sang các thị trường truyền thống, thì xuất sang các thị trường như Canada và Ukraine tăng mạnh. Trong đó Canada tăng mạnh nhất gấp 2,05 lần về lượng và 52,85% trị giá, tuy chỉ đạt 3 nghìn tấn; 4,6 triệu USD. Xuất sang Ukraine tăng 72,27% về lượng và 55,31% trị giá, tương ứng với 205 tấn, 354,3 nghìn USD.
Tại thị trường nội địa, giá cao su SVR CV đã giảm xuống dưới 40.000 đồng/kg, giá cao su SVR L ở mức 37.700 đồng/kg. Từ nay đến hết năm, các chuyên gia kinh tế lo ngại, xu hướng giá thấp sẽ còn duy trì và khả năng cao giá mủ sẽ chỉ xoay quanh mức từ 36 đến 37 triệu đồng/tấn.
Trước tình hình tiêu thụ cao su đang trở nên khó khăn, trong khi đó Trung Quốc chiếm tỷ lệ hơn 64% lượng cao su Việt Nam xuất khẩu. Vì vậy, để tránh phụ thuộc vào thị trường truyền thống, thì các doanh nghiệp  trong ngành cao su cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm kiếm đa dạng các bạn hàng.

Thị trường xuất khẩu cao su 7 tháng năm 2018

Thị trường

7T/2028

+/- so với cùng kỳ 201 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

454.804

638.465.111

15,25

-7,57

Ấn Độ

37.677

57.645.454

46,43

28,88

Malaysia

29.288

39.319.957

-24,25

-35,9

Đức

21.926

34.121.120

11,58

-9,34

Hàn Quốc

17.790

27.531.474

-28,42

-44,01

Mỹ

17.060

24.549.459

-13,99

-22,56

Đài Loan

15.948

24.924.060

28,29

2,87

Thổ Nhĩ Kỳ

14.792

21.252.236

13,38

-10,16

Indonesia

9.208

13.983.976

41,03

17,79

Italy

8.177

11.698.627

4,9

-18,36

(*Vinanet tổng hợp số liệu từ TCHQ)

Nguồn: Vinanet