Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kết thúc tháng 3/2018 Việt Nam đã xuất khẩu được 76 nghìn tấn, đạt 113,8 triệu USD, tăng 51,7% về lượng và 52% về trị giá so với tháng 2/2018 – đây là tháng tăng đầu tiên sau khi sụt giảm hai tháng liên tiếp. Với đà tăng mạnh trong tháng 3 đã nâng lượng cao su xuất khẩu quý 1/2018 lên 260,9 nghìn tấn, đạt 385,7 triệu USD, tăng 4,7% về lượng nhưng giảm 24,2% về trị giá, do giá xuất bình quân giảm 27,6% so với cùng kỳ 2017 xuống 1478,4 USD/tấn.
Cao su của Việt Nam được xuất tới 28 quốc gia trên thế giới và chủ yếu xuất sang Canada, Phần Lan, Pháp, Mexico…, trong đó Canada là quốc gia có lượng xuất nhiều nhất 894 nghìn tấn đạt 1,4 triệu USD, tăng 8,36% về lượng nhưng giảm 20,76% trị giá, giá xuất bình quân 1589,15 USD/tấn, giảm 26,88% so với cùng kỳ 2017. Ngoài ra, xuất sang các nước EU, Đông Nam Á chiếm lần lượt 8,6% và 7,2% và các nước khác (trừ EU, ASEAN) chiếm 84% tổng lượng nhóm hàng.
Nhìn chung, quý 1/2018 lượng cao su xuất khẩu đều có tốc độ tăng trưởng (chiếm 57%), nhưng giá xuất bình quân lại sụt giảm ở hầu hết các thị trường. Đặc biệt xuất sang thị trường Singapore và Nhật Bản có giá đắt nhất, đạt tương ứng 1.670,75 USD/tấn và 1.671,44 USD/tấn, so với cùng kỳ năm 2017 giá bình quân xuất sang Singapore tăng nhẹ 0,09%, nhưng Nhật Bản giảm 21,41%. Ở chiều ngược lại, xuất sang thị trường Bỉ có giá thấp nhất 1176,16 USD/tấn, giảm 26,05% so với cùng kỳ.
Trong quý đầu năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam thay vì các thị trường truyền thống đã mở rộng sang các thị trường tiềm năng như Ấn Độ và Pakistan, tuy lượng xuất sang hai thị trường này chỉ đạt lần lượt 19,4 nghìn tấn và 1,3 nghìn tấn, nhưng so với cùng kỳ lại có mức tăng vượt trội, gấp hơn 3 lần về lượng và 2 lần trị giá mỗi thị trường. Ngoài ra, lượng cao su xuất sang một số thị trường như Nga, Thụy Điển và Indonesia cũng có mức tăng khá tương ứng với 91,64%; 92,37% và 58,11%.
Đối với thị trường Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên trong quý 1/2018 Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam. Cụ thể, giảm 7,39% về lượng, 29,12% về giá và 34,36% về kim ngạch, tương ứng với 148,4 nghìn tấn, giá xuất bình quân 1460,09 USD/tấn và 216,7 triệu USD.

Nguồn: Vinanet