Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 7/2019, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với tháng 6/2019, cụ thể tăng lần lượt 36,5% đạt 167,6 nghìn tấn và tăng 34,2% đạt 234,07 triệu USD.
Nâng xuất khẩu mặt hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2019 lên 781,71 nghìn tấn, trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng và 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 32% tổng lượng hàng – đây cũng là thị trường dẫn đầu kim ngạch. Ngoài những yếu tố khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam thì khoảng cách và vị trí địa lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc nhập khẩu mặt hang này từ Việt Nam.
Theo đó, tháng 7/2019 Trung Quốc đã nhập từ Việt Nam trên 41,55 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, trị giá 37,73 triệu USD, tăng 67,92% về lượng và 51,3% trị giá, giá bình quân đạt 908,08 USD/tấn, giảm 9,9% so với tháng 6/2019; nếu so với tháng 7/2018 thì giảm 13,75% về lượng và giảm 12,49% trị giá, giá xuất bình quân tăng 1,47%. Nâng lượng xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2019 lên 247,77 nghìn tấn chiếm 31,69% thị phần, trị giá 245,49 triệu USD, giảm 32,01% về lượng và 13,79% trị giá, nhưng giá xuất bình quân tăng 26,79% đạt 990,81 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý, tuy đứng thứ hai sau Trung Quốc, nhưng tốc độ xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Indonesia 7 tháng đầu năm 2019 tăng khá mạnh, gấp 2,7 lần về lượng (tương ứng 170,12%) và gấp 2,2 lần trị giá (tương ứng 117,16%), đạt lần lượt 79,8 nghìn tấn, trị giá 97,24 triệu USD, mặc dù giá xuất bình quân 1218,33 USD/tấn, giảm 19,61% so với 7 tháng năm 2018.
Riêng tháng 7/2019, cũng đã xuất sang Indonesia 10,4 nghìn tấn, trị giá 13,2 triệu USD, giá xuất bình quân 1270,95 USD/tấn, giảm 30,42% về lượng và giảm 22,73% trị giá, giá xuất bình quân tăng 11,05% so với tháng 6/2019, so sánh với tháng 7/2018 thì tăng gấp 2,2 lần về lượng (tức tăng 117,43%), tăng 77,52% về trị giá.
Kế đến là các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ - xuất sang những thị trường này đều tăng trưởng cả lượng và trị giá, mặc dù giá xuất bình quân hầu hết đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm lượng chất dẻo nguyên liệu xuất sang các thị trường đều tăng trưởng. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Italy tăng đột biến cả về lượng và trị giá tuy chỉ đạt 11,01 nghìn tấn, trị giá 12,48 triệu USD, nhưng tăng gấp 393,53 lần về lượng (tương ứng 39253,57%) và tăng gấp 186,2 lần về trị giá (tức tăng 18526,54%) so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, xuất sang các thị trường khác như Nam Phi và Bờ Biển Ngà cũng tăng mạnh, đều gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá.
Đặc biệt, 7 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm trước, thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu có thêm các thị trường mới như: Bồ Đào Nha, Srilanka, Peru, Nigieria với lượng xuất đạt lần lượt 2,3 nghìn tấn; 3,2 nghìn tấn; 1,4 nghìn tấn và 872 tấn.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 7 tháng năm 2019

Thị trường

7 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

247.772

245.495.048

-32,01

-13,79

Indonesia

79.816

97.242.073

170,12

117,16

Nhật Bản

43.575

50.461.182

165,2

137,34

Thái Lan

24.339

36.510.742

91,28

59,9

Ấn Độ

22.299

26.239.333

9,22

5,86

Malaysia

19.398

23.993.520

336,01

204,05

Philippines

13.238

16.272.166

119,21

86,25

Italy

11.019

12.481.270

39.253,57

18.526,54

Bangladesh

10.691

13.036.167

98,16

74,76

Campuchia

7.939

10.826.066

77,33

61,88

Hàn Quốc

6.030

10.400.293

-6,06

-14,97

Đài Loan

5.791

10.212.528

49,68

29,38

Myanmar

4.126

5.191.349

37,99

41,97

Australia

1.838

2.673.867

-12,97

-10,04

Singapore

1.092

1.783.643

-0,64

-4,52

Nam Phi

966

1.154.086

193,62

172,22

Canada

879

1.256.313

-29,85

-48,1

Hồng Kông (TQ)

514

1.243.244

-47,01

-29,72

Thổ Nhĩ Kỳ

494

668.806

62,5

28,83

Bờ Biển Ngà

360

326.453

155,32

164,76

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: Vinanet